Navigation

Giáo Lý Thêm Sức II

GIÁO PHẬN TP.HCM
Logo
GIÁO LÝ THÊM SỨC II
CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN THIẾU NHI THÁNH THỂ

CẤP II, NGÀNH THIẾU
MỤC LỤC
 Bài 1. Cuộc sống là quà tặng của Thiên Chúa                                
       2. Phát triển sự sống                                                                 
       3. Ý nghĩa của nước                                                                 
       4. Bí tích                                                                                 
       5. Lệnh truyền Rửa tội                                                           
       6. Tham dự vào cuộc sống mới của Đức Kitô                        
       7. Tham dự vào cộng đoàn Giáo hội                                       
       8. Nghi thức Bí tích Thanh tẩy                                               
       9. Chúa Giêsu thành lập Giáo hội                                           
     10. Giáo hội là cộng đoàn nhưng người tin và theo Chúa Giêsu
     11. Giáo hội là dân Thiên Chúa                                                
     12. Người Giáo dân                                                                  
     13. Đức Giám mục và Đức Giáo Hoàng                                  
     14. Linh mục và Phó tế                                                             
     15. Tu sĩ                                                                                    
     16. Chúa Giêsu đầy Thánh Thần                                              
     17. Chúa Giêsu ban C.Thánh Thần cho những người tin Chúa
     18. Giáo hội là thân thể Đức Kitô                                            
     19. Giáo hội với sứ vụ ngôn sứ                                                
     20. Giáo hội với sứ vụ tư tế                                                      
     21. Giáo hội với sứ vụ mục tử                                                  
     22. Giáo hội lữ hành                                                                 
     23. Mẹ Maria : gương mẫu của Giáo hội                                  
     24. Giáo hội Việt Nam                                                             
     25. Cuộc sống mới nhờ Chúa Thánh Thần                               
     26. Chúa Thánh Thần trong Giáo hội                                       
     27. Người tín hữu trưởng thành                                               
     28. Bí tích Thêm sức                                                                 
     29. Nghi thức Bí tích Thêm sức                                               
     30. Chúa Thánh Thần trong thế giới                                         
                                                                     

Bài 1
CUỘC SỐNG  LÀ QUÀ TẶNG CỦA THIÊN CHÚA

Tôi là cửa, ai qua Tôi mà vào sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ.
Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy. Phần Tôi, Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào. (Ga 10,9-10)

I. Bài học:
- Sự sống thật quý giá, con người sẵn sàng đánh đổi tất cả để có sự sống như người ta vẫn nói: “Bỏ của chạy lấy thân”.
- Thiên Chúa tạo dựng con người để chúng sống và phát triển. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa làm người để cứu độ, giúp con người sống và sống dồi dào hơn.
- Tuy nhiên có nhiều nguy cơ tiêu diệt sự sống thể xác như bệnh tật, và sự sống tinh thần như tội lỗi, gương xấu; nên con người phải nỗ lực chiến đấu để bảo vệ và duy trì sự sống.
1. Khi so sánh mình với người mục tử tốt lành, Chúa Giêsu cho biết Chúa đến để chúng ta được gì ?
- Khi so sánh mình với người mục tử tốt lành, Chúa Giêsu cho biết Chúa đến để chúng ta được sống và sống dồi dào.
2. Thế nào là sống dồi dào?
- Sống dồi dào: chẳng những được đầy đủ về vật chất và tinh thần nhưng còn sống như con cái Thiên Chúa mà Chúa Giêsu là mẫu mực.
3. Tại sao chúng ta phải quý trọng sự sống?
- Chúng ta phải quý trọng sự sống vì đó là ơn huệ cao quý mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta.
II. Thực hành:
1. Quyết tâm:
Để tỏ ra em biết tôn trọng sự sống. Em hãy ghi lại điều làm mỗi ngày :
- Ngày ..............................................................................
- Ngày ..............................................................................
- Ngày ...............................................................................
- Ngày ...............................................................................
- Ngày ...............................................................................
- Ngày ...............................................................................
2. Cầu nguyện:
Em hãy nói với Chúa Giêsu về điều em mong muốn cho sự sống của gia đình em. Lạy Chúa Giêsu,
 .................................................. .............................................
.................................................. ...............................................
.................................................. ..............................................
.................................................. ..............................................
III. Sinh hoạt
1. Phong trào:  THẾ NÀO LÀ MỘT THIÊU NHI THÁNH THỂ
+ là một Thiếu nhi em đã được tuyên hứa trong phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể
+ Nhưng quan trọng hơn là em phải nhớ mình là Thiếu Nhi của Chúa Giêsu Thánh Thể, nên phải luôn cố gắng sống cho đúng mục đích, tôn chỉ, lời hứa và điều luật Thiếu Nhi. Trái lại nếu em sống bừa bãi, coi thường mục đích, tôn chỉ Thiếu nhi thì dù em mặc đồng phục rất đẹp cũng chỉ là Thiếu nhi giả hiệu.
2. Trò chơi :Xe lửa        
Mỗi đội làm một xe lửa. Người đứng trước vòng tay nắm chân trái người đứng sau. Còi thổi, xe chạy, tất cả đều phải hú “tu - tu”. Xe nào “đứt toa” phải dừng lại để nối mới được chạy tiếp. Tàu nào không đứt toa và về đến đích trước là thắng cuộc.
3. Chuyên môn: Mẹo vặt             
            “Ăn để sống, không phải sống để ăn”
Ở trại, phần vụ “anh nuôi” thật quan trọng và lý thú. Xin góp với các em một mẹo nhỏ: Thịt dùng ở các buổi trại không được chuẩn bị trước, nên khi ăn thường bị dai và không vừa miệng. Vậy khi thái thịt xong, nêm gia vị, em kèm thêm ít miếng đu đủ xanh, hoặc vài miếng dứa (thơm, khóm). Khi nấu, thịt có ướp nhựa đu đủ hoặc dứa, sự thủy phân prôtid xảy ra nhanh hơn, thời gian nấu nhanh và thịt sẽ mềm hơn.
Khi hầm thịt, sợ bị dai. Khi thịt đã sôi nước, em bỏ vào nồi một cục nước đá lạnh, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm cho thịt mềm hơn.


Bài 2
PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG

Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta.(Lc 2,52)   
                                                       
 I. Bài học:
- Có sự sống đã là điều quan trọng nhưng làm cho sự sống ấy ngày càng phát triển là điều quan trọng hơn thí dụ:
. Thân xác: muốn khỏe mạnh phải ăn uống điều độ, làm việc, ngủ nghỉ, tập thể dục...
. Tinh thần: muốn giỏi phải học, phải tập... phải sống theo một lý tưởng.
. Thiêng liêng : muốn tốt phải nỗ lực nên giống Chúa Giêsu...
1. Ở Nagiarét, Chúa Giêsu lớn lên như thế nào?
- Ở Nagiarét, Chúa Giêsu ngày càng khôn lớn và được Thiên Chúa cũng như mọi người thương mến.
2. Chúng ta cần rèn luyện và phát triển sức khỏe nào?
- Chúng ta cần rèn luyện và phát triển ba loại sức khỏe: một là sức khỏe thể xác, hai là sức khỏe tinh thần, ba là sức khỏe thiêng liêng.
3. Chúng ta phải phát triển sự sống theo mẫu mực nào?
- Chúng ta phải phát triển sự sống theo mẫu mực là Chúa Giêsu trong Tin Mừng, nghĩa là trở thành một người hết lòng yêu mến, phục vụ Thiên Chúa và tha nhân.
II. Thực hành:
1. Quyết tâm:
Từ nay em sẽ chăm chỉ học tập và siêng năng rèn luyện để trở thành người hứu ích. Cụ thể em cố gắng: Trau dồi những môn học còn yếu kém vì thấy khó hoặc không thích.
2. Cầu nguyện:
Hãy nói với Chúa về việc tập thể dục mỗi ngày của em:
.................................................. .......................................
.................................................. ..............................................
.................................................. ..........................................
.................................................. .............................................
.................................................. .......................................
III. Sinh hoạt
1. Phong trào:  CÁCH CHÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ 
- Đưa bàn tay mặt lên ngang vai, 4 ngón tay thẳng khép vào nhau chỉ 4 khẩu hiệu của Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể là Cầu nguyện, Rước lễ, Hy sinh và Làm tông đồ. Bàn tay song song với thân mình và cao ngang vai. Ngón cái ép vào lòng bàn tay nói lên quyết tâm giữ những điều ấy.
2. Trò chơi :Giữ cửa           
Cho các em đứng vòng tròn, đếm số. Vẽ một vòng tròn nhỏ ở giữa, đồng tâm, đường kính khoảng 80cm. Cho các em hát một bài hát vui. Trong lúc hát, trưởng hô bất kỳ số nào. Em số đó phải nhanh tay đập lên 2 vai của 2 bạn bên cạnh mình và chạy nhanh vào đứng ở vòng trong. Hai bạn kia phải giữ em đó lại. Nếu 2 em để cho em ở giữa chạy vào trong được, phải làm cầu kiệu đi một vòng.
3. Chuyên môn:  Chứng động kinh      
Khi gặp một người bị động kinh, em phải làm gì?
- Phải bình tĩnh, đừng tìm cách chế ngự các cơn co giật của bệnh nhân.
- Nới lỏng quần áo, dây lưng, khăn quàng cổ...
- Đừng tò mò bu quanh bệnh nhân vì như thế sẽ làm cản không khí thoáng cho bệnh nhân.
- Không để đờm, rãi làm tắc nghẽn đường hô hấp.
- Không cho bệnh nhân uống bất cứ thứ gì, đừng làm bệnh nhân nôn mửa.
* Chú ý:   Đặt bệnh nhân nằm nơi thoáng mát, rộng rãi.
                 Khoảng vài phút sau bệnh nhân sẽ hồi phục.


Bài 3
Ý NGHĨA CỦA NƯỚC

Chúa Giêsu nói: “Ai uống nước này sẽ lại khát, còn ai uống nước Tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa.
Và nước Tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời". ( Ga 4,13-14)
                                                       
I. Bài học
- Cây cối, sinh vật cần có nước để sống và phát triển: “cá sống nhờ nước”.
- Trong đời sống tâm linh con người cũng cần có nước nhưng là thứ nước đặc biệt có sức thanh tẩy tâm hồn và ban ân sủng của Thiên Chúa.
   Thánh Kinh có nói đến: nước hồng thủy (để rửa sạch tội trần gian); nước biển đỏ (dân Do Thái vượt qua cuộc đời nô lệ để sống đời tự do làm dân riêng của Thiên Chúa); nước thanh tẩy của Thánh Gioan (bày tỏ lòng sám hối), nước Rửa tội...
1. Nước Hồng Thủy và nước Biển Đỏ mang ý nghĩa gì ?
- Nước Hồng Thủy và nước Biển Đỏ nhắc chúng ta: nước tẩy sạch tội lỗi và đem lại cho con người sự sống trong sạch, tức là sự sống tự do của con cái Thiên Chúa.
2. Với người phụ nữ Samaria, Chúa Giêsu nói về nước như thế nào?
- Chúa Giêsu nói: “Ai uống nước này sẽ lại khát, còn ai uống nước Tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước Tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời".
3. Chúa Giêsu ám chỉ gì khi nói về nước mà Người sẽ ban sau khi Phục sinh?
- Chúa Giêsu nói về Thánh Thần mà người sẽ ban cho các môn đệ, để họ được tha thứ mọi tội lỗi và được sống như Chúa đã sống.
II. Thực hành:
1. Quyết tâm:
Mỗi khi uống nước, em nhớ đến Nước Hằng Sống và cầu xin Chúa ban nước đó cho em.
2. Cầu nguyện:
Em hãy cảm tạ Chúa cho em trở nên con Chúa nhờ nước
Rửa tội : ...............................................................................
.................................................. .............................................
.................................................. .............................................
.................................................. .............................................
.................................................. .............................................
III. Sinh hoạt:
1. Phong trào:     NGUỒN GỐC PHONG TRÀO TNTT 
+ Năm 1865, từ Hội Tông Đồ Cầu Nguyện, hai linh mục Léonard Cross và Ramadiere đã quy tụ các em thiếu nhi thành một đoàn thể có tổ chức và mệnh danh là Đạo Quân riêng của Đức Giáo Hoàng với mục đích bảo vệ tâm hồn các em khỏi bị cuốn theo phong trào tục hoá đang lan tràn trong các trường học Công Giáo Pháp lúc bấy giờ.
+ Năm 1910, qua Sắc Lệnh Quam Singulari, Đức Giáo Hoàng PIO X mong muốn và cổ võ các thiếu nhi được rước lễ sớm, Phong Trào Nghĩa Binh Thánh Thể được chính thức thành lập tại Pháp năm 1917 do một cha Dòng Tên là Besssiere. Phong Trào trực thuộc Hội Tông Đồ Cầu Nguyện
2. Trò chơi :Nhạc trưởng ít lời        
Chia các em thành từng đội khoảng 5-6 em. Mỗi đội có khoảng 6 phiếu. Mỗi phiếu ghi bài hát. Sau đó gấp lại bỏ chung trong một chiếc nón. Mỗi đội cử ra một nhạc trưởng. Lần lượt các nhạc trưởng sẽ rút một phiếu, xem trong đó ghi bài hát gì, phải làm cử điệu, không được lên tiếng. Cả đội xem đó mà hát lên. Đội nào hát đúng là thắng. Nhạc trưởng không được mấp máy môi.
3. Chuyên môn:   Nấu cơm  
A. Chuẩn bị :
a. Khi vo gạo không nên chà xát quá nhiều sẽ làm mất hết sinh tố B1.
b. Đãi gạo: Ấn rá gạo chìm dưới mặt nước, các chất bẩn nhẹ hoặc vỏ trấu sẽ nổi lên, các em từ từ kéo rá gạo (dưới mặt nước) cho các chất bẩn nhẹ trôi ra ngoài.
c. Nếu thấy gạo có nhiều sạn (nhất là sạn trắng khó thấy), các em nhúng rá gạo ngập nước, nhẹ khuấy đều cho cát, sạn lắng xuống đáy rá. Gạo lắng, các em nhấc ra, bốc gạo từng nắm vào nồi cho đến hết rá gạo.
d. Phải để ý gạo mới hay gạo cũ.
. Gạo mới: cho ít nước vì có nhiều nhựa, dễ bị nhão, nở ít (sợ thiếu cơm, các em lấy nhiều hơn gạo cũ).
. Gạo cũ: dễ bị khô, cho nhiều nước vì có ít nhựa, nở nhiều.
B. Nấu cơm:
- Một chén gạo gạt ngang cho:
. 1 chén rưỡi nước (gạo mới)
. 2 chén nước (gạo cũ)
- Cho gạo vào nồi, đổ nước ngập mặt gạo (theo định lượng).
- Đậy vung lại, nấu với lửa cao.
- Khi sôi, dùng đũa cả khuấy qua một lượt, đậy vung nấu tiếp cho đến khi cạn nước. (Nếu thấy cạn nước mà hạt gạo còn nguyên chưa nở là thiếu nước, các em rưới nước nóng thêm vào, đừng nhiều quá kẻo nhão cơm).
- Khi đã cạn nước, các em ghế cơm (lấy đũa cả đảo đều cơm). Cho lửa riu riu để hạt cơm chín đều, để lửa lớn cơm sẽ bị khê (cháy khét).
- Đậy vung lại khoảng 10 phút, các em ghế cơm một lần nữa cho hạt cơm bung ra, nếu không cơm sẽ bị dính cục.
* Chú ý: Các em lượng nước sao cho vừa đủ hoặc thiếu chút ít có thể rưới thêm. Nhiều quá phải gạn nước đi sẽ mất hết chất bổ dưỡng, hạt cơm chỉ còn tinh bột thôi.


Bài 4
BÍ TÍCH

Đức Giêsu nói: "Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy. Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người". (Ga 14,6-7)
      
 I. Bài học
- Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống và yêu thương vô cùng. Người thánh hóa nhân loại bằng nhiều cách, nhiều đường lối, nhưng phương thế bình thường và chủ yếu nhất là các Bí tích.
- Chính Đức Giêsu ban sự sống mới cho chúng ta qua cái chết và cuộc Phục sinh của Người. Từ cạnh sườn bị đâm thâu đã phát sinh các Bí tích của Hội thánh.
- Có 7 Bí tích: Bí tích Rửa tội, Bí tích Thêm sức, Bí tích Thánh Thể, Bí tích Hòa giải, Bí tích Xức dầu bệnh nhân, Bí tích Truyền chức thánh, Bí tích Hôn phối.
- Mỗi Bí tích đều có dấu hiệu bề ngoài khác nhau (nước, dầu...) và đem đến cho người lãnh nhận những ân sủng đặc biệt để nâng đỡ đời sống Kitô hữu ở mỗi giai đoạn, mỗi hoàn cảnh riêng.
1. Bí tích là gì ?
- Bí tích là những dấu chỉ hữu hiệu của ân sủng do Chúa Giêsu thiết lập và được trao lại cho Hội Thánh để ban sự sống thần linh cho chúng ta.
2. Có mấy Bí Tích, kể ra ?
- Có 7 Bí tích: Bí tích Rửa tội, Bí tích Thêm sức, Bí tích Thánh Thể, Bí tích Hòa giải, Bí tích Xức dầu bệnh nhân, Bí tích Truyền chức thánh, Bí tích Hôn phối.
II. Thực hành:
1. Quyết tâm:
Siêng năng nhận lãnh các Bí tích, nhất là Bí tích Hòa giải và Thánh thể.
2. Cầu nguyện:
Em hãy cầu nguyện với Chúa Ba Ngôi:
- Lạy Cha.............................................................................
.................................................. ..........................................
.................................................. ..........................................
- Lạy Chúa Giêsu.................................................................
.................................................. ...........................................
.................................................. ..........................................
- Lạy Chúa Thánh Thần.....................................................
.................................................. .........................................
.................................................. ..........................................
III. Sinh hoạt:
1. Phong trào: NGUỒN GỐC THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM
Năm 1929, nhìn thấy kết quả giáo dục thiếu nhi do Phong trào Nghĩa Binh Thánh Thể tại Pháp, hai linh mục Dòng Xuân Bích đã đem Phong trào Nghĩa Binh Thánh Thể vào Việt nam và thành lập đoàn đầu tiên tại Hà Nội, và tiếp tục:          
- Năm 1931 tại Huế, Sài Gòn
- Năm 1932 tại Phát Diệm và Thanh Hoá
- Năm 1935 tại Vinh và Vĩnh Long
- Năm 1936 tại Quy Nhơn
- Năm 1937 tại Thái Bình, Bùi Chu
- Năm 1951 tại vùng Mỹ Tho, Xuân Lộc, Phú Cường
Do biến cố di cư năm 1954, gần một triệu đồng bào Công Giáo từ các Giáo Phận Miền Bắc vào Nam, mang theo cả Phong trào Nghĩa Binh Thánh Thể, và tiếp tục phát triển mạnh tại Miền Nam.
2. Trò chơi :Điều khiển xe lửa        
Chia các em thành từng nhóm khoảng 6-7 em. Đứng hàng dọc, cách điểm mốc 3-4m, trên đường đến đích đặt những chướng ngại vật.
Em đi đầu bị bịt mắt, các em sau đặt 2 tay lên vai em trước. Em thứ hai là người điều khiển cho xe lửa chạy. Gặp chướng ngại, muốn qua trái, em thứ hai đập vào vai trái em đi đầu, muốn qua phải thì đập vào vai phải. Tuyệt đối không được lên tiếng. Muốn vui, tất cả các em đều bịt mắt, trừ em cuối, tài xế xe lửa.
Các xe sẽ lái quanh điểm mốc một vòng rồi trở về điểm khởi hành, xe về trước là thắng cuộc.
3. Chuyên môn:    Mật thư      
- Mật thư là gì ? Là bản tin đã được mã hóa, người chơi phải có khoá, phải suy đoán mới có thể giải được.
- Một vài từ chuyên môn sử dụng trong mật thư là :
. Bạch văn: bản văn gốc, nội dung cần truyền đạt.
. Mã hóa : chuyển bạch văn sang dạng mật mã.
. Giải mã : dịch từ mật mã trở lại bạch văn.
. Chìa khóa: hướng dẫn để giải mã.


Bài 5
LỆNH TRUYỀN RỬA TỘI

Đức Giêsu đến gần, nói với các ông: "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần; dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em, để muôn dân trở nên môn đệ của Thầy. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế". (Mt 28,18-20)
        
I. Bài học
- Chúa Giêsu Phục sinh chiến thắng tội lỗi và sự chết, được toàn quyền trên trời, dưới đất; Ngài muốn ban sự sống cho con người. Giáo hội được Chúa thông ban sự sống mới, Giáo hội cũng phải giúp người khác hưởng sự sống mới của Chúa.
- Giáo hội thực hiện nhiệm vụ ấy bằng việc rao truyền Lời Chúa, Rửa tội cho những người tin và giúp mọi người sống tinh thần Tin Mừng.
- Bí tích Rửa tội xóa tội tổ tông và các tội ta phạm, tha mọi hình phạt do tội gây ra, ban ơn thánh hóa và làm cho ta trở nên chi thể Chúa Kitô và đền thờ Chúa Thánh Thần.
1. Chúa Giêsu trao cho Giáo hội nhiệm vụ gì ?
- Chúa Giêsu trao cho Giáo hội nhiệm vụ phải đến với muôn dân giúp họ trở nên môn đệ của Người.
2. Bí tích Rửa tội có cần cho được ơn cứu độ không?
- Bí tích Rửa tội rất cần cho được ơn cứu độ, vì Đức Giêsu đã nói: “Ai không sinh lại bởi nước và Thánh Thần thì chẳng được vào Nước Đức Chúa Trời”.
3. Nghi lễ cốt yếu của Bí tích Rửa tội là nghi lễ nào?
- Nghi lễ cốt yếu của Bí tích Rửa tội là lấy nước lã đổ trên đầu người lãnh Bí tích Rửa tội, vừa đổ vừa đọc: “(tên Thánh).......... Cha rửa tội cho con nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”.
II. Thực hành:
1. Quyết tâm:
Với ý thức truyền giáo, tuần này em sẽ cố gắng làm một việc tốt (nhiều hơn càng hay) cho một người chưa tin.
2. Cầu nguyện:
Nhớ tới những người chưa biết Chúa. Em hãy viết một lời nguyện cầu cho họ
.................................................. .............................................
.................................................. ..............................................
.................................................. ..............................................
.................................................. .............................................
III. Sinh hoạt:
1. Phong trào: Ôn 10 điều luật Thiếu Nhi Thánh Thể 
2. Trò chơi: Gió thổi                    
Các em đứng vòng tròn. Trưởng hô: “Gió thổi, gió thổi”. Các em hỏi: “Thổi ai, thổi ai?” Trưởng: “Thổi những em mặc áo xanh”, những em mặc áo xanh sẽ hô: “Gió thổi, gió thổi”. Trưởng và các em còn lại hỏi: “Thổi ai, thổi ai?” Đại diện các em mặc áo xanh hô: “Thổi người (thắt bím...)”. Trò chơi tiếp tục, càng nhanh càng vui. (nêu rõ đặc điểm của người bị thổi).
2. Chuyên môn nút dây
     Nút sơn ca
- Công dụng:
Làm thang dây
 Cách I
Cách II
     Nút thầy tu
- Công dụng: làm tràng hạt, làm mấu để leo hay kéo (có chỗ bám).


Bài 6
THAM DỰ VÀO
CUỘC SỐNG MỚI CỦA ĐỨC KITÔ

Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước Thánh Tẩy, để thuộc về Đức Kitô Giêsu, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được dìm vào trong cái chết của Người chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới. Thật vậy, vì chúng ta đã nên một với Đức Kitô, nhờ được chết như Người đã chết, thì chúng ta cũng sẽ nên một với Người, nhờ được sống lại như Người đã sống lại. (Rm 6,3-5)
I. Bài học
- Sau khi ông Nôê được cứu khỏi lụt hồng thủy và dân Israel được cứu khỏi nước biển đỏ, họ chỉ biết sống cho một mình Thiên Chúa là Đấng đã cứu họ khỏi chết, khỏi ách nô lệ.
- Chúa Giêsu đã chết và Phục sinh. Trong Bí tích Rửa tội ta được cùng chết với Chúa để từ nay sống đời sống mới, nên ta phải xa tránh tội lỗi và những việc xấu là những điều dẫn ta đến sự chết.
1. Sau Bí tích Rửa tội, Thiên Chúa tiếp tục thánh hóa chúng ta như thế nào?
- Sau Bí tích Rửa tội, Thiên Chúa tiếp tục thánh hóa chúng ta bằng Lời Chúa và các Bí tích, để mỗi ngày chúng ta được cùng chết với Chúa Giêsu và được sống lại với Người.
2. Chúa Giêsu với các môn đệ phải sống gắn bó như thế nào?
- Chúa Giêsu nói: “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai luôn kết hợp với Thầy và Thầy luôn kết hợp với người ấy thì người ấy sinh hoa trái dồi dào”.
3. Người lãnh Bí tích Rửa tội thề hứa điều gì?
- Người lãnh Bí tích Rửa tội thề hứa từ bỏ ma quỷ, xa lánh tội lỗi và tin theo Chúa Kitô, cùng giữ lề luật Người.
II. Thực hành:
1. Quyết tâm:
Em xét thấy điều gì cản trở em nên giống Chúa Giêsu, em hãy trình với Chúa Giêsu và xin Người giúp em.
2. Cầu nguyện:
- Em hãy viết một lời nguyện với Chúa Giêsu xin Người cho em được hiểu thế nào là tham dự vào cuộc sống mới của Người :
.................................................. .........................
.................................................. ..............................................
III. Sinh hoạt
1. Phong trào : LỊCH SỬ PHONG TRÀO (tiếp)
Năm 1957, Các Giám Mục Việt Nam bổ nhiệm cha Micael nguyễn khắc Ngữ làm Tổng Tuyên Uý đầu tiên của Phong trào nghĩa Binh Thánh Thể
Năm 1964, cha Micael nguyễn khắc Ngữ làm Giám Mục Long Xuyên, cha Phaolô Nguyễn văn Thảnh được bổ nhiệm làm Tổng Tuyên Uý
Năm 1965, Nội Quy Thống Nhất được ban hành, dựa vào tinh thần canh tân của Công Đồng Vaticano II, theo đó, Nghĩa Binh Thánh Thể được đổi thành PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM.
2. Trò chơi:Quy tụ (kết đoàn)         
Các em hát một bài hát vui, vừa hát vừa nắm tay nhau đi vòng tròn. Bất ngờ, trưởng hô: “Kết... (4)” thì các em sẽ đứng thành từng nhóm 4 em nắm tay nhau. Em nào không đủ nhóm, bị loại. Trưởng hô liên tiếp, sau 10 lần tổng kết xem đội nào “kết đoàn” mau và còn nhiều.
3. Chuyên môn: Quần áo dính mực    
Quần áo bị dính mực, em cắt một miếng chanh tươi thoa vào vết mực, giặt bằng xà bông, xả nước sạch, vết mực sẽ hết. Hoặc dùng nước thuốc tím(hòa hơi đặc), bôi vào chỗ dính mực, vò thật kỹ. Sau đó lấy nước có pha acid oxalic (có thể thay thế bằng dấm, chanh) bôi lên chỗ có thuốc tím; mực và thuốc tím sẽ hết; nếu còn màu hơi nâu, em bôi vào vài giọt rượu, rồi xả nước cho sạch.
+ Quần áo bị dính rỉ sét: Treo quần áo vào đinh hay dây kẽm khi quần áo còn ẩm ướt sẽ bị rỉ sét bám vào. Em cắt lát chanh tươi gói vào miếng vải màu sậm đặt vào chỗ dính sét rỉ. sau đó dùng bàn ủi nóng ủi lên, vết sét rỉ sẽ bung ra hết.
+ Quần áo dính dầu mỡ hoặc sáp: Dùng giấy thấm đặt lên trên và bên dưới vết dầu mỡ, lấy bàn ủi nóng ủi lên, dầu mỡ sẽ chảy ra và ngấm vào giấy.


Bài 7
THAM DỰ VÀO CỘNG ĐOÀN GIÁO HỘI

Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên ngôi đền thờ thiêng liêng và hãy để Thiên Chúa đặt anh em làm hàng tư tế Thánh, dâng những lễ tế thiêng liêng đẹp lòng Người, nhờ Đức Giêsu Kitô. Còn anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân Thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền.(1Pr 2, 5.9) 
        I. Bài học:
- Được rửa tội là trở thành Kitô hữu, thành chi thể của thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô là Giáo Hội. Chúng ta góp phần làm cho Giáo Hội ngày càng thánh thiện và nên cộng đoàn yêu thương.
- Siêng năng cầu nguyện, chăm lo việc học hành, tông đồ, tích cực trong các sinh hoạt giáo xứ, đoàn thể, để giúp mình trở thành những chi thể sống động, góp phần vào việc làm cho thân thể Đức Kitô là Giáo Hội mỗi ngày một lớn lên và thêm thánh thiện.
- Chẳng những tha tội, Thánh Tẩy còn ban đời sống mới của Chúa Kitô Phục Sinh, làm ta nên giống Người, cho thông phần vào sự thánh thiện của Người và nên chi thể của Đức Kitô.
1. Tín hữu là ai?
- Tín hữu là những người đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội ở khắp thế giới, hiệp thông với Đức Giáo Hoàng, làm thành dân Thiên Chúa.
2. Thánh Phêrô so sánh Giáo hội với đền thờ của Thiên Chúa thế nào?
- Thánh Phêrô gọi Giáo Hội là đền thờ của Thiên Chúa, vì Chúa Giêsu là viên đá góc, còn mỗi người tín hữu là viên đá sống động xây dựng nên đền thờ của Thiên Chúa. Trong Đền thờ ấy, chúng ta dâng của lễ thiêng liêng lên Thiên Chúa.
3. Tại sao Thánh Phêrô gọi Giáo Hội là thân thể Đức Kitô?
- Thánh Phêrô gọi Giáo Hội là thân thể Đức Kitô vì Đức Kitô thông ban sự sống của Thiên Chúa cho các tín hữu, để họ liên kết với nhau như các chi thể trong thân thể mà Đức Kitô làm đầu.
II. Thực hành:
1. Quyết tâm:
Em tìm hiểu xem trong Giáo xứ mình có bao nhiêu giáo dân, tên của ông trùm phụ trách khu vực nhà em ở.
2. Cầu nguyện:
Là thành viên trong cộng đoàn Giáo hội? Em hãy nói với Chúa Giêsu, vị thủ lãnh của Giáo hội tâm tình của em
.................................................. .............................................
.................................................. ...............................................
.................................................. ..............................................
.................................................. .............................................
III. Sinh hoạt:
1. Trò chơi :Các thầy địa lý giỏi        
Luyện cho các em nhớ địa danh. Trưởng đọc một tên nước, và hô: “Địa danh” rồi chỉ một em, em đó phải nói tên một địa danh của nước đó. Hô: “Sông ngòi”, em phải kể tên 1 con sông. Hô: “Đồi-Núi”, em sẽ nói tên một ngọn núi hay đồi.
* Chú ý: không được nhắc nhau. Có thể tính điểm thi đua cho từng đội nếu chia đội.
2. Chuyên môn: Ước lượng khoảng cách   
Tại sao lại phải ước lượng? Đây là cách tập suy đoán sao cho chính xác, nó sẽ giúp ích cho chúng ta.
Để ước lượng khoảng cách, ta có thể dùng mắt để ước đoán. Với mắt bình thường:
- Cách 50m, có thể nhận rõ 2 mắt, miệng của một người (đủ chi tiết).
- Cách 100m, 2 mắt chỉ còn là những chấm đen.
- Cách 300m, ta còn trông thấy mặt người đó và hình dáng áo quần.
- Cách 500m, em còn nhận được màu sắc của quần áo trong điều kiện ánh sáng tốt.
- Khoảng cách trên 500m, em định một điểm ở khoảng giữa rồi ước lượng khoảng cách từ điểm đó đến nơi em đứng rồi nhân đôi sẽ được khoảng cách muốn đo.
Ngoài ra, có thể ước lượng khoảng cách tối đa và khoảng cách tối thiểu, sau đó lấy số trung bình sẽ có khoảng cách chính xác. (Còn tiếp)



BÀI 8
NGHI THỨC BÍ TÍCH THÁNH TẨY

Viên thái giám ngỏ lời với ông Philipphê: "Xin ông cho biết: vị ngôn sứ nói thế về ai? Về chính mình hay về một ai khác?” Ông Philípphê lên tiếng và khởi từ đoạn Kinh thánh ấy mà loan báo Tin Mừng Đức Giêsu cho ông. Dọc đường các ông tới một chỗ có nước, viên thái giám mới nói: ”Sẵn nước đây, có gì ngăn trở tôi chịu phép rửa không?” Ông Philípphê đáp: ”Nếu ngài tin hết lòng thì được”. Viên thái giám thưa: ”Tôi tin Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa”. Ông truyền dừng xe lại. Cả hai cùng xuống chỗ có nước, và ông Philípphê làm phép rửa cho ông quan.(Cv 8,34-39)  
      
I. Bài học:
- Nhà thờ là nơi cộng đoàn tín hữu họp nhau để phụng thờ Thiên Chúa, nên nhà thờ tượng trưng cho Giáo Hội. Nghi thức Rửa Tội được bắt đầu ở ngoài nhà thờ, Linh mục đại diện Giáo Hội tiếp đón và mời người dự tòng vào nhà thờ.
- Nghi thức cốt yếu của Bí Tích Rửa Tội là:
. Công khai từ bỏ tội lỗi và tuyên xưng đức tin.
. Linh mục lấy nước lã đổ trên đầu người lãnh Bí tích, vừa đổ vừa đọc: “(tên thánh)... Cha rửa con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
- Ngoài nghi lễ cốt yếu còn nhiều nghi lễ khác như làm phép nước, xức dầu dự tòng, mặc áo trắng và trao nến sáng.
- Khi chịu phép rửa tội chúng ta được đặt tên mới, thường là tên các vị thánh. Việc được mang tên một vị thánh nhắc nhở chúng ta đã thuộc về Chúa và cộng đoàn các Thánh là Giáo Hội.
1. Đâu là phần cốt yếu của nghi thức rửa tội?
- Nghi thức rửa tội có hai phần cốt yếu là:
. Công khai từ bỏ tội lỗi và tuyên xưng đức tin.
. Lấy nước lã đổ lên đầu người lãnh Bí tích rửa tội vừa đổ vừa đọc: “(tên Thánh).... Cha rửa con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.
2. Khi trao nến sáng cho người vừa được đổ nước, đại diện của Giáo Hội nói điều gì?
- Khi trao nến sáng cho người vừa được rửa tội, vị đại diện Giáo Hội nói những lời này:
"Con đã trở nên ánh sáng Chúa Kitô, con hãy luôn luôn sống như con cái sự sáng, để được bền vững trong đức tin và khi Chúa đến, con xứng đáng được cùng các Thánh ra nghênh đón Người".
II. Thực hành:
1. Quyết tâm:
Thánh bổn mạng của em là:.....................noi gương ngài, em gắng sống xứng đáng là con cái Chúa. Cụ thể, mỗi ngày em dự định làm một việc như sau:
Ngày............................................................................................
Ngày.........................................................................................
Ngày......................................................................................
Ngày........................................................................................
Ngày.........................................................................................
Ngày............................................................................................
2. Cầu nguyện:
Em nói lên lời cảm tạ Chúa Giêsu đã cho em trở nên con Chúa nhờ Bí tích Thánh tẩy ................................................
.................................................. .................................................
.................................................. .............................................
.................................................. ................................................
.................................................. .............................................
.................................................. ................................................          
III. Sinh hoạt:
1. Phong trào:    HỆ THỐNG ĐOÀN   
           Một xứ đoàn thường có 4 đoàn:
+ Ấu nhi đoàn (Phân đoàn Ấu Nam, Phân đoàn Ấu Nữ)
+ Thiếu nhi đoàn (Phân đoàn Thiếu Nam, Phân đoàn Thiếu Nữ)
+ Nghĩa sĩ đoàn (Phân đoàn Nghĩa sĩ Nam, Phân đoàn NS Nữ)
+ Hiệp sĩ đoàn (Phân đoàn Hiệp sĩ Nam, Phân đoàn HS Nữ)
Phân đoàn gồm nhiều chi đoàn cùng phái, cùng ngành, do một Phân đoàn trưởng điều hành. Đoàn được điều khiển bởi đoàn trưởng và đoàn phó
Xứ đoàn có Ban quản trị xứ đoàn điều hành.
2. Trò chơi :Mèo bắt bóng        
Các em tập trung vòng tròn. Một em được chỉ định làm mèo, đứng trong vòng tròn. Trưởng sẽ tung bóng về bất cứ em nào, em làm mèo cố gắng chạy nhanh và chạm đến em có bóng. Em đó bị bắt khi đang còn bóng trên tay sẽ thành làm mèo.
* Lưu ý: Khi nhận được bóng, phải chuyền ngay cho một em khác, không được giữ bóng. Và nếu em nào bắt hụt, để rơi bóng cũng sẽ biến thành mèo, thế chỗ cho em làm mèo trước.
2. Chuyên môn: 
                             Ước lượng khoảng cách (tiếp theo)
Khi ước lượng khoảng cách các em cần để ý:
- Một không gian bao la (như mặt biển), em phải đứng tên cao mới thấy rõ và ước lượng chính xác hơn.
- Thời tiết: với thời tiết tốt, khoảng cách sẽ chính xác hơn khi bị xương mù hoặc trong mưa.
- Có vật cản: vật cản sẽ làm chướng ngại cho thị giác và làm ước đoán sai. Vì vậy em ước lượng từ vật cản đến điểm cần ước lượng cộng với khoảng cách từ vật cản đến chỗ em đứng.
Để ước lượng chính xác, các em phải tập thường xuyên hơn, nếu có thể em đo thực tế bằng bước chân, bằng vòng đạp của xe đạp, bằng thước. Rút ưu khuyết điểm để có bài ước lượng cho mình. Chúc các em thành công.


Bài 9
CHÚA GIÊSU THÀNH LẬP GIÁO HỘI

Khi Đức Giêsu đến vùng kế cận thành Xêdarê Philíp, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói Con Người là ai?” Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Êlia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các vị ngôn sứ”. Đức Giêsu lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Simon Phêrô thưa: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Đức Giêsu nói với ông: “Này anh Simon con ông Giôna, anh thật là người có phúc vì không phải phàm nhân mạc khải cho anh em điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết, anh là Phêrô nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi”. (Mt 16,13-18)
                                           
 I. Bài học
- Sau khi Chúa Giêsu về trời thì Hội Thánh do Người sáng lập, tiếp tục công việc cứu chuộc nhân loại cho đến tận thế.
- Chúa Giêsu lập Hội Thánh để quy tụ mọi người và làm cho họ hiệp nhất với Thiên Chúa và với nhau.
- Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng Nước Trời, quy tụ những kẻ tin theo Người và chọn riêng 12 Tông đồ, đặt Phêrô thay mặt Người làm đầu Hội Thánh ở trần gian.
1. Sau khi Thánh Phêrô thay mặt các Tông đồ tuyên xưng đức tin, Chúa Giêsu hứa thành lập Giáo hội thế nào?
- Sau khi Thánh Phêrô thay mặt các Tông đồ tuyên xưng đức tin Chúa Giêsu nói với ông: “Anh là Phêrô nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi”.
2. Chúa Giêsu tiến hành việc lập Giáo Hội như thế nào?
- Trước hết, Chúa Giêsu rao giảng về Nước Trời, rồi quy tụ những người tin theo Chúa thành một Cộng đoàn, chọn 12 Tông đồ để cộng tác chặt chẽ với Người, đứng đầu là Thánh Phêrô. Sau khi được tôn vinh, Chúa Giêsu ban Thánh Thần để Cộng đoàn Giáo hội của Người sống và hoạt động.
3. Chúa Giêsu trao cho Hội Thánh những nhiệm vụ nào ?
- Chúa Giêsu trao cho Hội Thánh ba nhiệm vụ là: giảng dạy, thánh hóa và cai quản các linh hồn.
II. Thực hành:
1. Quyết tâm:
Để tỏ lòng yêu mến Giáo hội. Mỗi ngày em sẽ cầu nguyện cho Đức Giáo hoàng (Gioan Phaolô II....) và cho giáo xứ.
2. Cầu nguyện:
Em viết một lời nguyện, cầu cho Giáo hội, đặc biệt cho Đức Giáo hoàng và Đức Giám mục giáo phận: .......................
.................................................. ...............................................
.................................................. ...............................................
III. Sinh hoạt:
1. Trò chơi:Chúc phúc          
Chọn một em, bịt mắt và dẫn em đó đến bất kỳ bạn nào. Em đó sẽ xoa đầu em bị bịt mắt và giả giọng nói: “Cha chúc phúc cho con”. nếu em bị bịt mắt đoán đúng tên em đã chúc phúc cho mình, sẽ được “sáng mắt”. Và bạn kia sẽ ra thế chỗ cho em.
2. Chuyên môn:  Ước lượng chiều cao   
Nguyên tắc chính được suy từ đặc tính của 2 tam giác vuông đồng dạng. Có nhiều cách ước lượng chiều cao.
- Phương pháp I
Nếu có mặt trời, ta đo chiều cao bằng cách cắm một cây gậy xuống đất, đo chiều dài của bóng gậy và chiều dài của bóng cây, sau đó dùng công thức sau :
                      H : chiều cao của cây.
H = h xB       h : chiều cao của cây gậy 
                      B : chiều dài của bóng cây.
                      b : chiều dài của bóng gậy.
- Phương pháp II
Cắm một cây gậy cách cây một khoảng cách nào đó sao cho ngọn cây và đầu gậy trùng nhau (đầu gậy, ngọn cây cùng nằm trên một điểm). Dùng công thức sau:
D : Chiều dài bóng cây. H = h x D
d : chiều dài bóng gậy.


Bài 10
GIÁO HỘI LÀ CỘNG ĐOÀN
NHỮNG NGƯỜI TIN VÀ THEO CHÚA GIÊSU

Bấy giờ ông Phêrô nói với dân chúng rằng: “Vậy toàn thể nhà Israel phải biết chắc điều này: Đức Giêsu mà anh em đã treo trên thập giá, Thiên Chúa đã đặt Người làm Đức Chúa và làm Đấng Kitô”. Nghe thế họ đau đớn trong lòng, và hỏi ông Phêrô cùng các Tông đồ khác: “Thưa các ông, vậy chúng tôi phải làm gì?” Ông Phêrô đáp: “Anh em hãy sám hối, và mỗi người hãy chịu phép rửa nhân danh Đức Giêsu Kitô, để được ơn tha tội; và anh em sẽ được ân huệ là Thánh Thần”... Vậy những ai đón nhận lời ông, đều chịu phép rửa và hôm ấy có khoảng 3000 người theo đạo. (Cv 2,36-38)
I. Bài học
- Các Tông đồ đã đi theo và tin vào Đức Giêsu, nhưng chỉ từ khi các ông gặp Đức Kitô là Con Thiên Chúa Phục sinh, lòng tin của các ông mới được kiên vững, để từ đây, các ông được sai đi loan báo Tin Mừng Phục sinh.
- Giáo hội là cộng đoàn tín hữu tin vào mầu nhiệm Chúa Kitô Phục sinh. Giáo hội cũng là cộng đoàn sống theo Chúa Giêsu và tiếp nối sứ mạng của Ngài.
1. Giáo hội quy tụ và thành lập dựa trên nền tảng nào?
- Giáo hội quy tụ và thành lập dựa trên nền tảng là lòng tin vào Đức Giêsu Phục sinh. Ngài là Đức Chúa và là Đấng Kitô của Thiên Chúa.
2. Ngoài yếu tố lòng tin, còn yếu tố nào tạo nên cộng đoàn Giáo hội ?
- Ngoài lòng tin vào Đức Giêsu Phục sinh, yếu tố căn bản tạo nên nền tảng giáo hội là: các tín hữu quyết tâm sống theo tinh thần và lệnh truyền thương yêu của Chúa Giêsu, lấy Chúa Giêsu làm mẫu mực trong mọi sự.
3. Chúa Giêsu trao cho Giáo hội sứ mệnh gì ?
- Chúa Giêsu trao cho Giáo hội sứ mệnh tiếp tục công việc của Ngài là rao giảng Tin Mừng và xây dựng Nước Trời để mọi người nhận biết Ngài là Chúa thật.
II. Thực hành:
1. Quyết tâm:
Mỗi ngày em xin Chúa cho em biết tin và sống theo Chúa Giêsu.
Em rủ các bạn cùng đi lễ hay đi xưng tội.
2. Cầu nguyện:
Là thành viên trong Giáo hội, em hãy viết một lời nguyện với Chúa Giêsu Phục sinh
.................................................. ............................................
.................................................. .............................................
.................................................. .............................................
.................................................. ...............................................
.................................................. .............................................
.................................................. .............................................
III. Sinh hoạt:
1. Trò chơi: Cứu Maisen        
Mỗi đội cử 1 em, hóa trang làm Maisen, đừng để người khác nhận ra mình (các em phải biết rõ nhau, bạn nào ở đội nào). Mỗi đội tự đem Maisen của mình đi giấu và đi tìm một Maisen khác. Tìm được, dẫn đến cho trưởng, và phải nói đúng tên “Maisen” đó thì đội ấy thắng cuộc.
2. Chuyên môn: Bảng chỉ đường    
a. Các loại xe phải đi vòng chướng ngại vật sang phải.
b. Các loại xe phải đi vòng chướng ngại vật sang trái.
c. Nơi giao nhau: các loại xe phải chạy vòng theo đảo an toàn, theo hướng mũi tên.
d. Tốc độ tối thiểu cho phép. Các loại xe không đạt tốc độ tối thiểu không được phép đi vào đường này.


Bài 11
GIÁO HỘI LÀ DÂN THIÊN CHÚA

Còn anh em, anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân Thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người. Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền. Xưa anh em chưa phải là dân, nay anh em đã là dân của Thiên Chúa. Xưa anh em chưa được hưởng lòng thương xót, nay anh em đã được xót thương. (1Pr 2,9-10)
                                                                   
I. Bài học
- Thiên Chúa không muốn cứu từng người riêng rẽ, Ngài qui tụ họ thành một dân. Israel được chọn làm dân của Thiên Chúa, dân Thánh, để giúp muôn dân nhận biết Chúa và gìn giữ lời hứa cứu thế. Nếu họ trung tín với giao ước và đi theo đường lối của Chúa, Chúa sẽ chúc phúc và gìn giữ dân. Nhưng Israel đã thất trung nên bị thay thế.
- Thiên Chúa chọn một dân mới gồm những người tin vào Đức Giêsu. Đó là Giáo hội. Giáo hội là dân mới của Thiên Chúa được thừa hưởng mọi lời hứa của Thiên Chúa và tràn đầy hồng ân hơn Israel.
1. Trước khi chịu tử nạn, Chúa Giêsu tha thiết cầu xin điều gì cho dân mới của Thiên Chúa?
- Chúa Giêsu tha thiết cầu xin ơn hiệp nhất: “Xin cho tất cả nên một”. (Ga 17,20).
2. Thiên Chúa đã tuyển chọn dân Israel để làm gì?
- Thiên Chúa đã tuyển chọn dân Israel để khởi đầu công trình quy tụ các dân tộc trên mặt đất và chuẩn bị cho Chúa Giêsu đến.
3. Tại sao Giáo hội được gọi là dân Thiên Chúa?
- Giáo hội được gọi là dân Thiên Chúa vì cũng như xưa Chúa chọn dân Israel và lập thành dân riêng Chúa để gìn giữ lời hứa cứu thế, thì Hội thánh cũng được Chúa chọn để thay thế dân Do Thái, tiếp tục công việc truyền bá ơn cứu chuộc.
II. Thực hành:
1. Quyết tâm:
Mỗi ngày em cầu nguyện với Chúa Cha bằng lời nguyện của Chúa Giêsu: “Lạy Cha, xin cho tất cả nên một”.
Em tập dâng cho Chúa những hy sinh, mỉm cười khi bị đau đớn thể xác, khi khó chịu.
2. Cầu nguyện:
Hãy nói với Chúa Giêsu tâm tình của em, khi biết mình cũng thuộc dân riêng của Chúa :.........................................
.................................................. ...............................................
.................................................. ...............................................
.................................................. ..............................................
.................................................. ..............................................
.................................................. ..............................................
.................................................. ..............................................
III. Sinh hoạt:
1. Trò chơi:Vùng tử địa         
Chia các em thành 2 phe, không đều nhau. Đứng vòng tròn, vòng ngoài (phe nhiều hơn), nắm tay nhau và bị bịt mắt, tượng trưng cho vùng cấm.
Số em ít hơn ở vòng trong (không bịt mắt), tìm cách thoát ra khỏi vòng cấm địa nhưng không để cho người làm vòng cấm chạm vào. Nếu chạm, sẽ bị loại.
Ai làm vòng cấm có thể khum người xuống, quơ tay, nhưng không được làm đứt vòng vây.
2. Chuyên môn:Bảng chỉ đường              
a. Cấm xe đạp (các phương tiện khác được phép, trừ xe đạp)
b. Đường hẹp, phải nhường cho xe cơ giới đi ngược chiều.
c. Hạn chế trọng tải xe (kể cả vật chở trên xe) từ 5 tấn trở lên.


Bài 12
NGƯỜI GIÁO DÂN

Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi. Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em Đấng ngự trên trời. (Mt 5,13-16)
                                         
 I. Bài học
- Tín hữu là những người đã lãnh Bí tích Rửa tội ở khắp thế giới, hiệp thông với Đức Giáo Hoàng làm thành dân Thiên Chúa.
- Người Giáo dân nên thánh nhờ biết lắng nghe và sống Lời Chúa, biết siêng năng lãnh nhận các Bí tích và chu toàn trách nhiệm của mình trong sự kính sợ và yêu mến Thiên Chúa.
- Người Giáo dân còn có sứ mạng thánh hóa trần gian là đem tinh thần Tin Mừng yêu thương thấm nhập vào xã hội như muối cho đời, như ánh sáng trần gian.
1. Người Giáo dân là người thế nào?
- Người Giáo dân là các tín hữu không có chức thánh và không ở trong bậc tu trì. Nhờ phép Rửa tội họ được dự phần theo cách của họ vào chức tư tế, ngôn sứ và vương đế cùa Chúa Kitô.
2. Người Giáo dân nên thánh bằng cách nào?
- Người Giáo dân nên thánh bằng việc nghe, sống Lời Chúa và làm việc tông đồ; đón nhận các Bí tích và chu toàn bổn phận của mình trong gia đình và ngoài xã hội.
3. Người Giáo dân có sứ mệnh gì trong Giáo hội và ngoài xã hội?
- Trong Giáo hội người Giáo dân có sứ mệnh xây dựng nhiệm thể Chúa Kitô. Ngoài xã hội, họ có sứ mệnh đem tinh thần Tin Mừng thấm nhập vào cơ chế xã hội và con người. Muốn được như vậy, người Giáo dân phải nỗ lực đào sâu đức tin, có tinh thần cởi mở và cộng tác với hết mọi người thành tâm thiện chí.
II. Thực hành:
1. Quyết tâm:
Em sẽ cố gắng sửa một nết xấu để nên giống Chúa Giêsu hơn. Cụ thể em sẽ
.................................................. .............................................
.................................................. .............................................
2. Cầu nguyện:
Em nhớ đến những người đang gặp khó khăn để sống lòng tin, em thưa với Chúa:
Thưa Chúa Giêsu, ...............................................................
.................................................. ..............................................
.................................................. ...............................................
.................................................. .............................................
III. Sinh hoạt:
1. Trò chơi:Đồng bạn         
Mỗi em nhận một giấy ghi số, các em tự gắn số mình có ra sau lưng. Các em đứng vòng tròn, cùng hát chung và xoay vòng lộn xộn. Sau một lúc, trưởng thổi còi, các em sẽ tìm đến đứng sau lưng người mang số trước mình. (Ví dụ: em số 2 sẽ đứng sau em số 1 - số 3 đứng sau số 2...) Khi tìm được sẽ ôm ngang lưng em đó cho đến khi hết mọi người đã vào hàng, trò chơi kết thúc.
2. Chuyên môn:Băng vết thương bằng băng vải cuộn  
Băng cuộn mua ở các tiệm thuốc tây có chiều dài từ 2m-5m, được làm bằng vải cotton thưa (vải mùng), hay một loại co dãn được(băng thung).
- Khi băng, cuộn băng luôn nằm trong lòng bàn tay người băng, vừa băng vừa xả từ từ (không bao giờ xả hết cuộn băng ra gây vướng víu, nhiễm trùng. Nếu lỡ bị xả ra em phải cuộn tròn lại rồi mới bắt đầu băng).
- Luôn băng từ dưới lên trên (thí dụ: từ cổ tay lên cánh tay, không bao giờ băng từ trên vai xuống).
- Khi gặp các khớp xương (khuỷu tay, đầu gối), dùng băng kiểu số 8. Nghĩa là băng một vòng chết phía dưới khớp xương, rồi đi qua phần trên của khớp xương và làm một vòng chết bên trên khớp xương, rồi lại trở xuống phía dưới khớp xương. Tiếp tục băng lên xuống cho đến khi che kín khớp xương. (Còn tiếp)


Bài 13
ĐỨC GIÁM MỤC VÀ ĐỨC GIÁO HOÀNG
Khi các môn đệ ăn xong, Đức Giêsu hỏi ông Simon Phêrô: “Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Đức Giêsu nói với ông: “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy”. Người lại hỏi: “Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Người nói: “Hãy chăn dắt chiên của Thầy”. Người hỏi lần thứ ba: “Này anh Simon, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không?” Ông Phêrô buồn vì Người hỏi tới ba lần: "Anh có yêu mến Thầy không?" Ông đáp: “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự: Thầy biết con yêu mến Thầy”. Đức Giêsu bảo: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy”.(Ga 21,15-17)   
                                                       
 I. Bài học
- Các Đức Giám mục là những người kế vị các Tông đồ, làm thủ lãnh Giáo hội địa phương; và hiệp nhất với Đức Giáo hoàng lo cho toàn thể Giáo hội. Nhiệm vụ chính yếu của các ngài là rao truyền Tin Mừng: để muôn dân được nhận biết và yêu mến Chúa Kitô.
- Đức Giáo Hoàng là Giám mục Rôma, kế vị Thánh Phêrô, đứng đầu giám mục đoàn: thay mặt Chúa Kitô làm đầu Hội thánh ở trần gian.
1. Các Đức Giám mục là ai?
- Các Giám mục là những người kế vị các Tông đồ để qui tụ, cai quản Hội thánh địa phương và cùng với Đức Giáo Hoàng phục vụ Hội thánh toàn cầu.
2. Đức Giáo Hoàng là ai?
- Đức Giáo Hoàng là đấng kế vị Thánh Phêrô, làm Giám mục Rôma, là thủ lãnh Giám mục đoàn, đại diện Chúa Kitô và chủ chăn Hội thánh toàn cầu.
3. Đức Giáo Hoàng được ơn bất khả ngộ nghĩa là ơn gì?
- Đức Giáo Hoàng được ơn bất khả ngộ nghĩa là được Đức Kitô bảo đảm không sai lầm khi ngài chính thức và công khai tuyên bố điều gì có liên quan tới đức tin và luân lý Kitô giáo.
4. Chúng ta phải có thái độ nào đối với Đức Giáo hoàng và các Đức Giám mục?
- Là thành phần dân Chúa, chúng ta có lòng yêu mến, kính trọng, tuân phục, cộng tác chân thành với các ngài và cầu nguyện cho các ngài.
II. Thực hành:
1. Quyết tâm:
Trong tuần này, em nhớ cầu nguyện cho các Giám mục trên thế giới và đặc biệt các Đức Giám mục trong giáo phận của em.
2. Cầu nguyện:
“Lạy Chúa, xin nhớ đến Hội thánh Chúa lan rộng khắp hoàn cầu. Để kiện toàn Hội Thánh trong đức mến, cùng với Đức Giáo Hoàng(Bênêdictô ...), các Đức Giám mục giáo phận chúng con và toàn thể hàng giáo sĩ”.
(Kinh nguyện tạ ơn 2)
III. Sinh hoạt:
1. Phong trào: PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THIẾU NHI THÁNH THỂ
+ Phong trào dùng 2 phương pháp tự nhiên và siêu nhiên. Dùng những hoạt động và những khung cảnh thiên nhiên thuận lợi thấm nhuần tinh thần Thánh Kinh để giáo dục.
+ Phương pháp vui mà học, học mà vui: Thông qua trò chơi, chuyện kể, bài hát, vũ điệu, chuyên môn trại ...
+ Phương pháp hàng đội tự trị: giúp trẻ tự quản, giúp nhau tự giáo dục, xây dựng ý thức kỷ luật chung và chịu trách nhiệm.
2. Trò chơi:Ta là Vua        
Mỗi đội cử ra một em khỏe để làm ngựa.
Tất cả các đội đứng tại mức khởi hành. Vẽ mức đến cách chừng 10m. Giữa 2 mức đặt 3,4 chướng ngại vật (chỗ lồi lõm, cửa hẹp, dây ngang...) Sau hiệu lệnh, các “ngựa” cõng từng người một về “thành” (mức đến), không được đụng vào chướng ngại vật. Đội nào đưa hết quân mình vào thành trước là vô địch. “ngựa” đó sẽ được tôn làm “vua”, được cả đội công kênh. Lỡ chạm vào chướng ngại vật, phải trở về điểm khởi hành đi lại.
Đội thua cuối sẽ cõng đội về đầu (từng cặp) dạo quanh “thành” một vòng.
3. Chuyên môn:
                             Băng vết thương bằng băng cuộn (tiếp theo)
- Vết thương ở cổ tay
1. Đặt băng vào vết thương. (Cuộn băng luôn nằm trong lòng bàn tay) Cuộn 1 vòng chết ở cổ tay, cuộn lần lên trên.

 
Bài 14
LINH MỤC VÀ PHÓ TẾ

Sau đó, Chúa chỉ định 72 người khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người định đến. Người bảo các ông: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về. Anh em hãy ra đi”. (Lc 10,1-3a)
I. Bài học:
- Các Linh mục và phó tế là những cộng tác viên đặc biệt của Giám mục, được Giám mục phong chức và bổ nhiệm để coi sóc các linh hồn.
. Linh mục phục vụ cộng đoàn dân Chúa bằng việc nhiệt thành rao giảng Lời chúa, sốt sắng cử hành các Bí tích, và chăm lo coi sóc các linh hồn được trao phó cho các ngài.
. Phó tế: hiệp thông với Giám mục và Linh mục đoàn, phục vụ dân Chúa bằng việc phụng vụ, giảng dạy và bác ái.

1. Linh mục và Phó tế là ai?
- Linh mục và Phó tế là những người cộng tác viên đặc biệt của Giám mục, giúp Giám mục trong công việc rao giảng Lời Chúa, ban phát các Bí tích, cai quản cộng đoàn và phục vụ con người.
2. Nhiệm vụ chủ yếu của Linh mục và Phó tế là gì?
- Nhiệm vụ chủ yếu của Linh mục là giảng Lời Chúa, cử hành các Bí tích. Còn nhiệm vụ chủ yếu của Phó tế là giúp Giám mục trong công tác bác ái.
3. Chúng ta phải có thái độ nào đối với các Linh mục và Phó tế?
- Vì các ngài là cộng sự viên của Giám mục trong việc chăm lo cộng đoàn, chúng ta phải có lòng yêu mến, kính trọng và sẵn sàng hợp tác với các ngài để mưu ích cho mọi người.
II. Thực hành:
1. Quyết tâm:
Em nhớ cầu nguyện cho các Linh mục và Phó tế chu toàn trách nhiệm của các ngài. Đặc biệt em cầu nguyện cho cha sở và cha phó của em.
2. Cầu nguyện:
"Lạy Cha, Cha đã đặt Con Một Cha làm linh mục thượng phẩm muôn đời. Xin cho những người Cha đã chọn, làm thừa tác viên phân phát những mầu nhiệm của Cha, được trung thành chu toàn chức vụ đã lãnh nhận".
III. Sinh hoạt
1. Trò chơi: Diễn viên tài hoa        
Chia 2 nhóm để thi đua. Mỗi nhóm chọn ra một diễn viên xuất sắc, gửi sang bên kia "học nghề". Trở về trình diễn bằng cử điệu của tay, chân, đầu, thân...nghề mới học (không được nói). Nếu bên mình đoán đúng, là thắng và được gọi là "diễn viên tài hoa".
2. Chuyên môn:    Điềm báo thời tiết
Các em đã biết một số điềm báo thời tiết bằng ca dao, tục ngữ . Sau đây là một vài sưu tập nhỏ về sự quan sát để dự đoán thời tiết.
- Mầu trời: (Bên phương Tây), người ta cho rằng nếu vào buổi hoàng hôn hay bình minh, bầu trời có màu bất thường (đỏ máu, tím hay vàng) có nghĩa là trời sắp mưa.
Nếu bầu trời vàng vào buổi chiều hoặc đỏ cam vào buổi sáng, là điềm báo trời sắp có gió. Bầu trời đỏ cam buổi chiều và trắng xám buổi sáng, là điềm thời tiết tốt.
- Sự ẩm ướt: có những dấu hiệu vật lý như:
Nhìn làn khói xưởng máy, bếp ,...
. Nếu thấy khói bốc cao, thẳng, tan nhanh: là dấu hiệu không khí khô ráo, sẽ có nắng tốt.
. Khói bốc lên là là, dầy, thấp, tan chậm: Không khí có hơi nước, sẽ có mưa.
- Một hiện tượng khá đặc biệt cho biết cơn mưa chẳng bao xa là viền mầu bao quanh mặt trời hoặc mặt trăng.
- Dơi bay nhiều lúc hoàng hôn; nhện giăng lưới: thời tiết tốt.
Tóm lại: có rất nhiều cách để tiên đoán thời tiết. Tuy nhiên mỗi địa phương sẽ có những kinh nghiệm riêng. Em cố gắng sưu tập những kinh nghiệm đó. Thiên nhiên luôn nói trước về sự thay đổi của nó, em hãy làm nhà khí tượng để đọc những ngôn ngữ của thiên nhiên nhé!



Bài 15
TU SĨ
Đức Giêsu vừa lên đường, thì có một người chạy đến, quỳ xuống trước mặt Người và hỏi: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời là gia nghiệp?” Đức Giêsu đáp: “Sao anh gọi tôi là nhân lành? Không có ai nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa. Hẳn anh biết các điều răn: Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ cha kính mẹ.” Anh ta nói: “Thưa Thầy, tất cả những điều đó tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ”. Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến. Người bảo anh ta: “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có, mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời, rồi hãy đến theo tôi”. (Mc 10,17-21)
       
I. Bài học
- Khi nói đến các Giám mục, Linh mục, Phó tế... chúng ta có ý nói đến tổ chức phẩm trật của Giáo hội, đồng thời cũng nói đến đời sống Bí tích trong Giáo hội. Nhưng khi nói đến Tu sĩ, chúng ta lưu ý nhiều hơn đến tính chất thánh thiện của Hội thánh. Vì các Tu sĩ là những người muốn đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu: quên mình nhiều hơn, sống giống Chúa Giêsu nhiều hơn và phục vụ anh em tận tình hơn.
- Chúa Giêsu mời gọi: “Các con hãy nên hoàn thiện như Cha các con trên trời là Đấng hoàn thiện”.
- Tùy theo nhu cầu của Giáo hội và xã hội trong từng thời đại, Chúa Thánh thần khơi lên những ơn đoàn sủng trong lòng Giáo hội: có các tín hữu sống theo một vị sáng lập dòng, theo một tinh thần phục vụ, chấp nhận một kỷ luật, cùng theo đuổi một mục tiêu và sử dụng cùng một phương thế. Đó là cộng đoàn những dòng tu trong Giáo hội.
1. Trong Giáo hội Công giáo, những ai được kêu mời nên Thánh?
- Trong Giáo hội Công giáo, hết mọi tín hữu đều có trách nhiệm và được kêu mời nên Thánh, nghĩa là đạt tới sự toàn thiện của đức ái trong Chúa Kitô.
2. Đặc điểm của đời sống Tu sĩ là gì?
- Đời sống Tu sĩ có 2 đặc điểm sau:
. Một là cố gắng sống giống Chúa Giêsu nhiều hơn.
. Hai là sống theo một đặc sủng và một sứ mệnh mà Chúa Thánh Thần giao phó cho một dòng tu.
3. Vai trò của các Tu sĩ là gì?
- Vai trò của các Tu sĩ là làm chứng cho Chúa và cho Tin Mừng Nước Trời, là phục vụ Giáo hội.
II. Thực hành:
1. Quyết tâm:     Noi gương các Tu sĩ em sống quảng đại với Chúa và với anh em. Cụ thể, mỗi ngày em sẽ giúp một người nào đó cần em giúp đỡ.
2. Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho những người đã hiến thân cho Chúa theo gương Đức Kitô, biết trung thành phục vụ Chúa và anh em trong tinh thần nghèo khó, vâng phục và thanh khiết.
III. Sinh hoạt:
1. Phong trào:     LỜI HỨA THIẾU NHI THÁNH THỂ
Em đã hứa: "Chúng con muốn được chính thức nhập vào cấp II ngành Thiếu của Chúa Thánh Thể để góp phần làm việc tông đồ mở mang nước Chúa. Để thi hành lời hứa, em phải sống Thánh lễ mỗi ngày: Rước lễ để kết hiệp với Chúa, nghe Lời Chúa trong Phúc Âm rồi thực hành, bắt chước Chúa: chu toàn bổn phận cách vui vẻ, nhẫn nại, hy sinh.
2. Trò chơi: Tránh dây tử thần        
Chọn một em vào giữa vòng tròn, quay một sợi dây khoảng 1,5m; đầu dây kia cột chiếc dép (hay một vật dụng nhẹ). Các em còn lại đứng nắm tay nhau, tìm cách tránh không để dây chạm vào mình. Ai bị “dây tử thần” chạm, hay tuột tay nắm: bị chết, và đứng lùi ra ngoài sau. Ai không bị chạm là thắng cuộc.
3. Chuyên môn:Nút dây                          



            Nút tăng dây lều                                  Nút khóa dây lều
Nút chạy :        Dùng để tăng hoặc giảm độ căng của mái lều hay của dây phơi.



Bài 16
CHÚA GIÊSU ĐẦY THÁNH THẦN

Thần khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa. (Lc 4,18-19)
                                                       
 I. Bài học
- Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa, bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra, cùng một bản tính và một quyền năng như hai Ngôi cực trọng ấy.
- Ngay từ cuộc khởi nguyên, khi Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, Thánh Thần đã xuất hiện. Ngài là sự sống mà Thiên Chúa đã thổi vào mũi Adam sau khi đã tạo nắn nên ông. Ngài đã lấy hình chim bồ câu ngự xuống trên Đức Giêsu khi Người chịu thanh tẩy tại sông Giordan.
1. “Chúa Thánh Thần đã dùng các tiên tri mà phán dạy” nghĩa là gì ?
- Trong Cựu ước, Thiên Chúa đã dùng các tổ phụ, các thẩm phán và các vua để hướng dẫn dân Chúa. Đặc biệt, Thiên Chúa ban Thánh Thần cho các ngôn sứ để các ngài bày tỏ ý Chúa cho dân, nhất là trong những lúc gian nan thử thách.
2. Tại sao Thánh Kinh nói là Chúa Giêsu đầy Thánh Thần?
- Chúa Giêsu được đầy Thánh Thần vì mọi lời nói việc làm của Người đều do Chúa Thánh Thần tác động.
3. Được tràn đầy Thánh Thần, Chúa Giêsu sống thế nào?
- Chúa Giêsu loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố năm hồng ân của Chúa
II. Thực hành:
1. Quyết tâm:
Mỗi sáng khi thức dậy, em cầu nguyện với Chúa Thánh Thần. Và trong ngày em tập lắng nghe Ngài hướng dẫn
2. Cầu nguyện:
Em tâm sự với Chúa Thánh Thần xin Ngài trợ giúp:
.................................................. .............................................
.................................................. .............................................
.................................................. ..............................................
III. Sinh hoạt:
1. Phong trào:Viếng Chúa     
Hàng ngày mỗi khi đi họp, còn sớm hoặc khi có dịp đi đến khu Nhà Thờ, em sẽ ghé vào viếng Chúa. Không cần nói nhiều, em chỉ cần chào Chúa và thưa với Chúa như khi em đến thăm ông bà, chú bác. Rồi em xin với Chúa những điều em muốn.
2. Trò chơi:Cả xóm dời nhà         
Các em đứng vòng tròn, chọn một em vào giữa. Các em vẽ vòng tròn nhỏ dưới chân mình, và chỉ đứng trong vòng đó, đó là “ngôi nhà” của em. Trưởng bắt đầu hô: “Hùng - Lan dời nhà”, thì 2 em đó, phải chạy đổi nhà cho nhau. Em đứng giữa cố tìm cách chiếm “nhà” trống đó để làm nhà của mình. Có thể, thỉnh thoảng hô: “Cả xóm dời nhà”, thì tất cả phải đổi cho nhau. Ai mất nhà ba lần là người thua cuộc.
2. Chuyên môn mật thư:Sử dụng Morse    
Các em tập viết và giải mật thư sử dụng Morse.
a. Chẵn - Lẻ:        Số chẵn là tè    (-)        : 0,2,4,6,8
                 Số lẻ là tích     ()       : 1,3,5,7,9
Thí dụ     :   433, 211, 11 / 6, 3333, 7, 468 /1833, 626, 424 71, 373 / 61, 14, 7655.
Giải mã   :   ĐI THEO LỐI NÀY.                      
b. Hoa lá:       1 cành là 1 chữ; hoa là tích (); lá là tè (-)


Giải mã: ANH EM
c. Cao thấp (đồi núi);
Cao = tè (-) Thấp = tích ()
Giải mã: VUI
d. Chữ số :
Chữ = tích () ; Số = tè (-) ; gạch ngang (-) = cách chữ.
Thí dụ     :     2-NGM-AIB-BA / 8-BEMH-BT-8888-DDN.
Giải mã   :     TÔI THÍCH


Bài 17
CHÚA GIÊSU BAN CHÚA THÁNH THẦN
CHO NHỮNG NGƯỜI TIN CHÚA
Khi đến ngày lễ Ngũ tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa, tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho. (Cv 2,1-4)
       
 I. Bài học:
- Trước khi về trời, Chúa Giêsu căn dặn các Tông đồ: “Anh em hãy ở lại trong thành cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống”.
- Nơi khác Chúa Giêsu nói: “Thầy sẽ xin Cha và Ngài sẽ ban cho các con một Đấng phù trợ khác để Ngài ở cùng các con”.
- Chúa nói:"Khi người ta đưa anh em ra trước hội đường, trước những người lãnh đạo và những người cầm quyền, thì anh em đừng lo phải bào chữa làm sao hoặc phải nói gì, vì ngay trong giờ đó Thánh Thần sẽ dạy cho anh biết những điều phải nói.
1. Chúa Giêsu thực hiện lời hứa ban Chúa Thánh Thần cho các môn đệ như thế nào?
- Vào ngày lễ Ngũ tuần năm 30, sau khi Chúa Giêsu được tôn vinh, Chúa đổ tràn Chúa Thánh Thần xuống trên các Tông đồ đang họp nhau cầu nguyện cùng với Mẹ Maria.
2. Chúa Thánh Thần biến đổi các Tông đồ như thế nào?
- Chúa Thánh Thần biến đổi các Tông đồ một cách kỳ lạ: từ những kẻ nhát gan sợ sệt, thành những người can đảm và trung kiên với Chúa Giêsu; từ những kẻ quê mùa, chậm hiểu về những điều Chúa Giêsu chỉ dạy, thành những người khôn ngoan và nhiệt thành rao giảng Tin Mừng Chúa Giêsu cho dân mọi nước.
3. Hiện nay, Chúa Thánh Thần làm gì cho chúng ta?
- Chúa Thánh Thần ngự trong những người có ơn thánh hóa làm cho ta trở nên con cái Chúa và ban các ơn cần thiết, giúp ta sống xứng đáng làm môn đệ Chúa Kitô.
II. Thực hành:
1. Quyết tâm:
Các Tông đồ đã can đảm nói lời Chúa cho anh em Do thái. Em hãy nói về Chúa cho các bạn.
2. Cầu nguyện:
Em mong ước điều gì khi được lãnh nhận Bí tích Thêm sức ? Em hãy trình bày với Chúa Thánh Thần:
Lạy Chúa Thánh Thần,.......................................................
.................................................. ..............................................
.................................................. .............................................
III. Sinh hoạt:
1. Phong trào:  Dâng Ngày  
- Mỗi sáng, vừa thức dậy, em dâng trọn ngày hôm ấy cho Chúa bằng Kinh Dâng Ngày: Lạy trái Tim cực thánh Đức Chúa Giêsu, con nhờ Trái Tim cực sạch Đức Mẹ Maria, mà dâng cho Trái Tim Chúa: mọi lời con cầu xin, mọi việc con làm, mọi sự khó con chịu trong ngày hôm nay, cho được đền vì tội lỗi con, mà cầu nguyện theo ý Chúa, khi dâng mình tế lễ trên bàn thờ. Con lại dâng các sự ấy cho Trái Tim Chúa, có ý cầu nguyện cách riêng theo ý Đức Giáo Hoàng.
- Nếu không đủ thời giờ, em sẽ thưa với Chúa: Lạy Chúa, con xin dâng cho Chúa ngày sống của con hôm nay. Xin Chúa dẫn dắt và nâng đỡ con. Rồi trong ngày mỗi khi bắt đầu làm việc gì, em cũng nhớ dâng việc ấy cho Chúa và xin Ngài giúp đỡ.
2. Trò chơi : Thám tử       
Các em ngồi vòng tròn. Chọn 1 em làm thám tử, em đó ra ngoài, trong vòng tròn chọn một em là "tội phạm". Rồi mời thám tử vào. Thám tử đặt câu hỏi thế nào tùy ý, nhưng vòng tròn chỉ được trả lời "phải" hay "không" mà thôi. Hết 5 câu hỏi, thám tử phải chỉ ra thủ phạm. Nếu đúng là thám tử giỏi. "tội phạm" sẽ thay vai "thám tử". Nếu sai, cho thám tử ra ngoài học nghề lại.
3. Chuyên môn :      Vạch kẻ đường            
H1. Vạch kẻ liên tục ở giữa đường: phân chia hai dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xác định ranh giới phần đường cấm, ranh giới nơi đỗ xe, ranh giới của làn xe ở vị trí nguy hiểm.

H2. Vạch dừng lại: chỉ rõ vị trí mà lái xe phải dừng lại khi có biển “STOP”, hoặc khi có đèn đỏ, sau đó mới được đi tiếp. Vạch này kẻ ngang qua toàn bộ chiều rộng đường của một hướng xe chạy.



Bài 18
GIÁO HỘI LÀ THÂN THỂ ĐỨC KITÔ
... vì chồng là đầu của vợ cũng như Đức Kitô là đầu của Hội thánh, chính Người là Đấng cứu chuộc Hội thánh, thân thể cùa Người. Và như Hội thánh tùng phục Đức Kitô thế nào, thì vợ cũng phải tùng phục chồng trong mọi sự. Người làm chồng hãy yêu thương vợ như chính Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh; như vậy. Người thánh hóa và thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và Lời hằng sống, để trước mặt Người có một Hội thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào nhưng thánh thiện và tinh tuyền. (Ep 5, 23-27)
I. Bài học
- Chẳng những Chúa Giêsu lập Giáo hội như cộng đoàn những người tin và sống theo Chúa, tiếp nối sứ mạng cứu độ của Chúa nhưng Người còn lập một tương quan mật thiết, thâm sâu với Giáo hội như đầu với thân mình.

- Chúa Giêsu yêu thương và nuôi sống Giáo hội bằng chính Thịt Máu Người để mỗi người cũng biết yêu thương, phục vụ nhau: “Các con gọi Ta là Thầy, là Chúa thì phải lắm. Vậy nếu Ta là Thầy và là Chúa mà rửa chân cho các con, thì các con cũng hãy biết rửa chân cho nhau”.
1. Giáo hội nhận Chúa Giêsu là đầu và coi mình là thân thể của Người, điều này nghĩa là gì?
- Giáo hội đã nhận Chúa Giêsu là đầu và coi mình là thân thể của Người có nghĩa là chính Chúa Giêsu là Đấng cứu chuộc Giáo hội, ban sự sống Thiên Chúa cho Giáo hội và luôn yêu thương Giáo hội.
2. Chúa Giêsu yêu thương Giáo hội và ban sự sống cho Giáo hội thế nào?
- Chúa Giêsu đã hiến mình cho Giáo hội và thông ban mọi ân sủng cho Giáo hội qua đời sống Bí tích và cầu nguyện của Giáo hội.
3. Là chi thể của Chúa Giêsu, mỗi người Kitô hữu phải sống thế nào?
- Là chi thể của Chúa Giêsu, mỗi Kitô hữu chúng ta phải sống mật thiết với Chúa, nghĩa là sống bằng sự sống của Người, tiếp nối sứ mệnh yêu thương phục vụ của Người trong môi trường của mình.
II. Thực hành:
1. Quyết tâm:
Để xây dựng thân thể Người là Giáo hội. Mỗi ngày em làm một việc yêu thương, phục vụ cho 1 người anh em.
2. Cầu nguyện:
Em hãy nói với Chúa Giêsu tâm tình của em đối với Giáo hội:
.................................................. ............................
.................................................. .............................................
.................................................. .............................................
.................................................. .............................................
III. Sinh hoạt
1. Trò chơi: Cầu thủ giỏi           
Các em đứng vòng tròn, nắm tay nhau, quay ra và chọn một em ra giữa làm cầu thủ với một trái banh. Cầu thủ cố gắng đá banh lọt ra khỏi vòng vây. Các em ở vòng vây, tìm cách chắn banh không cho banh lọt ra ngoài, nhưng không được rời tay nhau ra. Chỗ nào để banh lọt ra, thì em bên trái sẽ là người vào thay.
2. Chuyên môn:Vạch kẻ đường              
H1. Vạch kép (một liền, một đứt quãng): chia dòng phương tiện hai hướng ngược chiều nhau trên các đường có hai hoặc ba làn xe chạy. Lái xe được phép cắt ngang qua vạch từ phía có vạch đứt quãng.
H2. Vạch kép (liên tục): phân chia hai dòng phương tiện giao thông từ hai hướng ngược chiều nhau, trên những đường có từ bốn làn xe trở lên. Lái xe không được lấn qua vạch này từ hai hướng.



Bài 19
GIÁO HỘI VỚI SỨ VỤ NGÔN SỨ

Đức Giêsu đến gần nói với các ông: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”. (Mt 28,18-20)
                                                       
 I. Bài học
- Đức Giêsu đã sai các Tông đồ và qua các ngài toàn thể Giáo hội đi loan báo Tin Mừng cho thế giới: “Hãy đi khắp nơi giảng dạy cho muôn dân; ai tin và chịu phép rửa thì được cứu rỗi”. Loan Tin Mừng cho người chưa tin và dạy dỗ những người đã tin là nhiệm vụ hàng đầu của Giáo hội.
- Qua Giáo hội, chính Chúa Giêsu dạy dỗ mọi người: “Ai nghe các con là nghe Ta”.
1. Thế nào là ngôn sứ?
- Ngôn sứ là những người được Thiên Chúa chọn và trao ban sứ vụ rao giảng cho mọi người biết về Thiên Chúa và bênh vực chân lý.
2. Chúa Giêsu có phải là ngôn sứ không?
- Chúa Giêsu là ngôn sứ vĩ đại nhất, vì Người chính là Lời của Thiên Chúa nhập thể làm người để bộc lộ cho chúng ta biết sự thật về Thiên Chúa, về con người và thế giới.
3. Giáo hội tiếp nối sứ vụ ngôn sứ của Chúa Giêsu như thế nào?
- Giáo hội tiếp nối sứ vụ ngôn sứ của Chúa Giêsu bằng cách rao giảng những điều Chúa Giêsu đã mạc khải và bênh vực sự thật.
II. Thực hành:
1. Quyết tâm:
Hằng ngày, em cầu nguyện cho các nhà truyền giáo được đầy sức mạnh và nhiệt thành. Em tập làm tông đồ bằng việc nhắc bạn học bài, học giáo lý và làm bài tử tế.
2. Cầu nguyện:
Em hãy cầu nguyện cho Giáo hội, để Giáo hội chu toàn sứ vụ ngôn sứ được Chúa uỷ thác : .............................
.................................................. .........................................
.................................................. ..............................................
.................................................. ...........................................
III. Sinh hoạt:
1. Trò chơi :Đập bóng        
Chia các em thành đội, đứng hành dọc trước một lằn kẻ cách đích 2m. Mức đích cột số bong bóng đủ theo số đội, và thẳng với hành của từng đội. Mỗi đội được phát cho một cây gậy (chừng nửa mét).
Từng em một của mỗi đội sẽ bịt mắt, cầm gậy lên đập bóng. Nếu đập bể trước, đội đó thắng; nếu đập hụt, trở về để em khác lên tiếp, cho đến khi đập được bóng.
* Chú ý: nếu đập trúng mà bóng chưa bể, kể như chưa dược, phải về thay em khác. Để khỏi đập vào nhau khoảng cách ngang giữa các đội: chừng 1m.
2. Chuyên môn:
                 Băng bàn tay - bàn chân (bằng băng tam giác)
- Bàn tay úp xuống, đặt vào giữa băng.
- Chân băng nằm dưới cổ tay quay; băng chân thì trên mắt cá.
- Kéo đỉnh băng phủ trên mu bàn tay; bàn chân.
- Xếp 2 mí băng dọc theo các ngón tay và cườm tay; nếu là bàn chân cũng xếp 2 mí băng dọc cạnh bàn chân.
- Xếp xong, tréo 2 đầu băng với nhau rồi vòng quanh cổ tay hay cổ chân, nếu băng dài có thể cuốn nhiều vòng trước khi cột lại bằng nút dẹt.
* Chú ý: nếu vết thương ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, em độn bông cho dầy lên trên vết thương rồi hãy băng.


Bài 20
GIÁO HỘI VỚI SỨ VỤ TƯ TẾ

"Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên ngôi Đền Thờ Thiêng liêng, và hãy để Thiên Chúa đặt anh em làm hàng tư tế Thánh, dâng những lễ tế thiêng liêng đẹp lòng Người, nhờ Đức Giêsu Kitô. Còn anh em, anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa để loan truyền những kỳ công của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền”. (1Pr 2,5.9)
       
I. Bài học:
- Ngoài sứ vụ ngôn sứ là rao giảng về Nước Thiên Chúa và bênh vực công lý, Giáo hội còn có sứ vụ tư tế là thờ phượng Thiên Chúa và thánh hóa dân Chúa.
- Tư tế là người được tuyển chọn và được đặt lên thay mặt cho loài người trong tương quan với Thiên Chúa, để dâng lễ tạ ơn, đền tội, và khẩn nài những ơn phúc cho dân.
- Chúa Kitô là tư tế hoàn hảo vì Ngài là trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người. Ngài là Đấng Thánh, vẹn toàn, vô tội.
- Nhờ Chúa Giêsu, Hội thánh ngợi khen và cảm tạ Thiên Chúa; giao hòa và cầu khẩn những ơn cần thiết cho mình và cho con cái.
1. Chúa Giêsu là tư tế như thế nào?
- Chúa Giêsu là tư tế hoàn hảo, đẹp lòng Chúa Cha vì Người vừa là người dâng lễ, vừa là bàn thờ và là của lễ thánh thiện. Người dâng chính mình và cuộc sống mình làm của lễ chúc tụng và tôn vinh Cha.
2. Thánh Phêrô dạy thế nào về: “Hội thánh là dân tư tế”?
- Thánh Phêrô dạy rằng: “Anh em là dân tộc được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân Thánh, dân riêng của Thiên Chúa, là những viên đá sống động xây dựng đền thờ Chúa Thánh Thần”.
3. Chúng ta tham dự vào chức tư tế của Giáo hội bằng cách nào?
- Chúng ta tham dự vào chức tư tế của Giáo hội bằng hai cách:
. Một là năng tham dự các Bí tích, nhất là Bí tích Thánh thể.
. Hai là làm chứng tá đức tin trong cuộc sống bằng lời nói và việc làm.
II. Thực hành:
1. Quyết tâm:
Mỗi ngày em dâng một hy sinh hoặc lời cầu nguyện cho một gia đình mà em thấy họ có bất hòa.
2. Cầu nguyện:
“Chính nhờ Đức Kitô, cùng với Đức Kitô, và trong Đức Kitô. Được hiệp nhất với chúa Thánh Thần. Chúng con xin dâng lên Cha là Thiên Chúa toàn năng, mọi lời tôn vinh chúc tụng đến muôn thuở muôn đời. Amen”.
III. Sinh hoạt:
1. Phong trào:CẦU NGUYỆN     
Cầu nguyện là em thưa chuyện với Chúa. Em có thể cầu nguyện bất cứ nơi nào, lúc nào. Khi gặp chuyện vui, em cám ơn Chúa; gặp chuyện buồn em xin Chúa nâng đỡ và giúp em vượt thắng, gặp việc khó em xin Chúa giúp sức, thường xuyên cầu nguyện em sẽ có Chúa cùng đồng hành.
2. Trò chơi :       Kỵ sĩ bảo vệ kho báu 
Chọn một em vào giữa, vẽ một vòng tròn đường kính1m. Em được chọn sẽ là kỵ sĩ, có bổn phận bảo vệ kho báu. Các em đứng vòng ngoài chuyền nhau, ném banh vào kho báu. Kỵ sĩ không được để cho banh lọt vào kho báu. Nếu banh vào, kỵ sĩ sẽ bị mất quyền bảo vệ kho báu, thay cho em đá banh lọt kho báu.
3. Chuyên môn:
                             Xếp băng tam giác thành băng cà-vạt
- Xếp đỉnh băng chấm vào chân băng, tiếp tục xếp thêm cho băng nhỏ lại vừa với kích thước ta muốn dùng.

- Băng cà-vạt dùng trong các vết thương ở: mắt cá chân, gò má, ở cổ, trán, bụng,... những vết thương cần loại băng bền chắc.


Bài 21
GIÁO HỘI VỚI SỨ VỤ MỤC TỬ

Tôi chính là Mục Tử nhân lành, Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống cho đoàn chiên. Người làm thuê thì không phải là mục tử và vì chiên không thuộc về anh ta, nên khi thấy sói đến anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn, vì anh ta là kẻ làm thuê và không thiết gì đến chiên. Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một Mục tử. (Ga 10,11-16)
                                                       
 I. Bài học
- Người mục tử tốt lành lo cho đoàn chiên được khỏe mạnh: có đồng cỏ non, có giòng suối mát, chăm sóc những con chiên yếu đau, bồi dưỡng những chiên khỏe, tìm kiếm chiên lạc. Niềm vui và nỗi buồn của người mục tử là chính đoàn chiên, ông sống với đàn chiên ngày đêm. Có khi vì bảo vệ đoàn chiên khỏi sói dữ, người mục tử có thể bị thương tích, mất mạng.
- Như người mục tử tận tình với đàn chiên, Chúa Giêsu đã chấp nhận cả cái chết Thập Giá cho chúng ta được sống và được nên con Thiên Chúa.
- Để tiếp nối sứ vụ mục tử của Chúa Giêsu, Giáo hội đến với con người, mưu cầu hạnh phúc cho họ và góp phần xây dựng một thế giới công bình, yêu thương, bác ái.
1. Tại sao Chúa Giêsu lại xưng là Mục Tử nhân lành ?
- Chúa Giêsu là Mục Tử nhân lành vì Chúa yêu thương và chăm sóc loài người như người mục tử tốt lành lo cho đoàn chiên, đến nỗi Chúa rửa chân cho các môn đệ, và chịu chết để cho tất cả chúng ta được sống.
2. Giáo hội làm gì để tiếp nối sứ vụ mục tử của Chúa Giêsu?
- Để tiếp nối sứ vụ của Chúa Giêsu, Giáo hội khiêm tốn đến vơi mọi người, phục vụ con người, mưu cầu hạnh phúc cho họ, góp phần xây dựng một thế giới công bình, yêu thương.
3. Là con cái trong gia đình, chúng ta có thể tham dự vào sứ vụ mục tử của Giáo hội thế nào?
- Là con cái trong gia đình, chúng ta có thể tham dự vào sứ vụ mục tử của Giáo hội bằng chính những công việc phục vụ nhỏ bé trong gia đình như nấu cơm, quét nhà, rửa chén... Chúng ta có thể tham gia những công việc từ thiện bác ái của họ đạo, của trường lớp, của đoàn thể ...
II. Thực hành:
1. Quyết tâm:
Tuần này em siêng năng giúp đỡ cha mẹ, anh chị trong gia đình, thầy cô giáo và bạn bè ở trường.
2. Cầu nguyện:
Em hãy viết lại lời kinh hòa bình của Thánh Phanxicô, và cầu nguyện bằng cách hát lại lời kinh đó mỗi ngày:
.................................................. .............................................
.................................................. .............................................
.................................................. .............................................
.................................................. .............................................
.................................................. .............................................
III. Sinh hoạt:
1. Phong trào:CÁCH CHÀO CỦA THIẾU NHI THÁNH THỂ 
- Đưa bàn tay mặt lên ngang vai – ngón cái khép chặt lòng bàn tay, bốn ngón kia giữ thẳng, khép sát nhau – cánh tay trong hợp với thân mình một góc 30 độ – cánh tay ngoài song song với thân mình.
- Nếu cầm cờ, chuyển cờ sang tay trái trước khi chào – chân cờ vẫn giữ nguyên vị trí cũ (ngay đầu bàn chân phải)
- Khi chào cấp trên, phải đợi cấp trên chào lại xong mới bỏ tay xuống – vẫn giữ thế nghiêm cho tơí khi có lệnh chuyển sang thế nghỉ.
2. Trò chơi: Tìm chủ chăn        
Mỗi đội chọn lấy cho mình một con vật. Sau đó, bịt mắt toàn đội, trừ đội trưởng và cho các em giải tán. Các đội trưởng(không bị bịt mắt) sẽ đứng vào một chỗ riêng và kêu lên tiếng của con vật mà đội mình đã chọn. Toàn thể đội viên nghe tiếng kêu đó, tìm về tập họp. Tuyệt đối giữ im lặng để có thể nghe được tiếng kêu của đội mình. Đội nào tụ tập đầy đủ và trước hết sẽ thắng.
3. Chuyên môn:Cách gây thiện cảm      
Trong cuộc sống thường ngày, cần phải biết gây thiện cảm với mọi người mà ta có dịp tiếp xúc, các em theo cách sau:
a. Thành thật chú ý đến người khác: niềm nở tiếp đón họ. Hãy tạo cho mình một giọng nói êm dịu, nhẹ nhàng, vui tươi.
b. Giữ nụ cười trên môi, một nụ cười xuất phát tự đáy lòng sẽ giúp người đối thoại tự nhiên (cười nhếch mép là cười mỉa). Giữ bộ mặt tươi tỉnh, không cau có.
c. Nhớ tên và những gì liên quan mật thiết đến họ; lần sau gặp lại, gọi đúng tên, hỏi thăm về những điều liên quan mật thiết đến họ khiến họ có cảm tình vì thấy được quan tâm.
d. Biết chú ý lắng nghe người đối thoại, đừng ngắt lời, đừng "móc họng", nhất là khoe khoang về bản thân.
e. Biết khen ngợi và tham gia câu chuyện cách tế nhị:
       “Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
f. Biết cám ơn và xin lỗi đúng lúc.


Bài 22
GIÁO HỘI LỮ HÀNH

Thời cùng tận của vạn vật gần đến rồi. Anh em hãy sống chừng mực và tiết độ để có thể cầu nguyện được. Trước hết anh em hãy hết tình yêu thương nhau, vì lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi.
Hãy tiếp đón nhau mà không lẩm bẩm kêu ca. Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa. Ai có nói thì nói lời Thiên Chúa; ai phục vụ thì phục vụ bằng sức mạnh Thiên Chúa ban. Như thế trong mọi việc, chúng ta tôn vinh Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô. (1Pr 4,7-11)
        I. Bài học:
- Giáo hội đồng hành với nhân loại hướng về ngày Chúa Giêsu quang lâm. Trong giai đoạn lữ hành, Giáo hội vừa là dấu chỉ, vừa là khí cụ xây dựng Nước Thiên Chúa. Vì thế, Giáo hội phải sống thánh thiện và phục vụ; tích cực xây dựng một thế giới mới yêu thương, công bình và loan báo Tin Mừng cho mọi người.
1. Chúa Giêsu làm gì cho Nước Thiên Chúa?
- Chẳng những Chúa Giêsu rao giảng Nước Thiên Chúa, mà còn khai mở Nước ấy bằng hành động, phép lạ, cái chết và sự Phục sinh của Người.
2. Ta biết được Hội thánh chân chính nhờ những dấu nào?
- Ta biết được Hội thánh chân chính nhờ bốn dấu này:
. Một là hợp nhất.           . Hai là thánh thiện.
. Ba là phổ biến. . Bốn là tông truyền.
3. Mầu nhiệm Hội thánh được diễn tả trong Kinh thánh thế nào?
- Kinh thánh đã diễn tả Hội thánh bằng nhiều hình ảnh và danh hiệu như là Dân Thiên Chúa, Nước Trời, Hiền thê và Nhiệm thể của Chúa Kitô.
II. Thực hành:
1. Quyết tâm:
Mỗi ngày em dâng một hy sinh nhỏ để tích cực xây dựng Giáo hội.
2. Cầu nguyện:
Lạy Cha, xin cho thế giới được bình an. Và thương ban cho Hội thánh Cha trên đường lữ thứ trần gian được vững mạnh trong đức tin và đức mến... Xin thương đoàn tụ mọi con cái Cha đang tản mát khắp nơi.
III. Sinh hoạt:
1. Trò chơi : Bò dưới cống       
Chia các em thành 2 nhóm. Mỗi nhóm xếp hàng đôi, 2 em nắm tay đưa lên khỏi đầu làm thành vòm, nhưng phải khom người xuống. Mức đến cách em cuối chừng 2m. Trưởng ra hiệu bắt đầu, 2 em cuối cùng sẽ chui qua "hầm", không được đụng vào hầm, khi vượt khỏi hầm, 2 em đi lui lại để đến mức. Không được ngoái nhìn về đích. Khi 2 em chạm mức, 2 em kế cận mới được khởi hành. Đội nào hết trước, mà không phạm luật là thắng.
2. Chuyên môn :Bắt tay ra sao ?      
Bắt tay biểu lộ sự thân thiện, quen biết. Tuy nhiên, ta không được tự tiện bắt tay người trên khi họ không đưa tay ra trước.
Gặp người ngang hàng hoặc người dưới, ta có thể chào bằng cách bắt tay.
- Khi bắt tay, ta đưa tay phải ra bắt lấy tay phải người ta với thái độ niềm nở, thân mật; đừng bắt gượng gạo lười biếng; cũng đừng xiết chặt như thử sức họ.
- Trường hợp tay đang bị dơ, ta khéo léo từ chối: “Xin lỗi,... tay tôi đang bị dơ”.
- không bắt tay khi đang mang bao tay.
- Không lắc tay họ liên tục như đưa võng.
- Khi người trên đưa tay cho ta bắt, nếu ta đang ngồi hãy đứng lên. Ta chỉ ngồi khi họ là người dưới hay bạn bè thân thiết.
Bắt tay còn biểu lộ thân hữu, sự tha thứ và cộng tác.


Bài 23
MẸ MARIA GƯƠNG MẪU CỦA GIÁO HỘI
Đức Giêsu còn đang nói với đám đông thì có mẹ và anh em của Người đứng bên ngoài, tìm cách nói chuyện với Người. Có kẻ thưa Người rằng: “Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, tìm cách nói chuyện với Thầy”. Người bảo kẻ ấy rằng: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?” Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ và nói: “Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi”. (Mt 12,46-50)
                                         
 I. Bài học
- Đức Maria được gọi là Mẹ Chúa Trời vì đã sinh ra Đấng Cứu Thế là Ngôi Hai Đức Chúa Trời làm người.
- Đức Maria là Mẹ Chúa Giêsu, đầu nhiệm thể, mà chúng ta là chi thể, nên Người là Mẹ Hội thánh thì cũng là Mẹ chúng ta. Hơn nữa, trên Thánh Giá, chính Chúa Giêsu đã trối Đức Mẹ cho thánh Gioan, thay mặt loài người, mà rằng: “Này là Mẹ con”.
1. Đức Chúa Trời đã ban cho Đức Bà Maria những đặc ân nào?
- Chúa đã ban cho Đức Mẹ những đặc ân này:
. Một là được làm mẹ Đức Chúa Trời.
. Hai là được ơn Vô nhiễm nguyên tội.
. Ba là được Đồng trinh trọn đời.
. Bốn là được lên trời cả hồn lẫn xác.
2. Vô nhiễm nguyên tội nghĩa là gì?
- Vô nhiễm nguyên tội nghĩa là ngay khi được thụ thai trong lòng mẹ, nhờ công nghiệp Đức Chúa Giêsu, Đức Maria đã được đầy ân sủng nên không mắc tội tổ tông truyền.
3. Mầu nhiệm Đức Maria vinh hiển hồn xác lên trời có liên quan gì đến Giáo hội?
- Đức Maria vinh hiển hồn xác lên trời là hình ảnh Giáo hội sẽ hoàn thành đời sau, ngày Chúa đến. Mẹ là niềm hy vọng, cậy trông và là niềm an ủi cho Giáo hội lữ hành.
II. Thực hành:
1. Quyết tâm:
Mỗi ngày, em dâng lên Mẹ Maria một bó hoa yêu thương là vui vẻ phục vụ, để em nên giống Chúa Giêsu, Con của Mẹ.
2. Cầu nguyện:
“Lạy Đức Trinh nữ Maria, mỗi ngày Mẹ lại sáng nghĩ ra cung cách “xin vâng” trước Thiên Chúa. Mỗi ngày Mẹ lại bắt đầu lại phương thức kiếm tìm Thiên Chúa giữa cuộc đời. Xin dạy chúng con đừng là những trang sách in đầy chữ nghĩa, nhưng mỗi ngày là một trang giấy trắng để Thánh Thần vẽ những nét diệu kỳ Ngài muốn thực hiện nơi con”.   (Hồng y ETCHEGARAY)
III. Sinh hoạt:
1. Trò chơi : Đường ray       
Chia các em thành từng đội đều nhau, cách nhau 1m2. Vạch đường ranh giới giữa các đội với nhau (vạch mức đến cách chừng 5m). Mỗi đội có một trái banh. Khi nghe hiệu còi xuất phát, em đầu mỗi đội dùng chân đưa bóng đi trong đường của mình, không được lấn đường, đến đích, rồi vòng về, chuyền cho em kế tiếp... cho đến em sau hết. Đội nào trước sẽ thắng. Trong khi chơi, nếu lấn đường phải đưa banh trở về, xuất phát lại từ đầu.
2. Chuyên môn:  Xuất huyết            
Xuất huyết là chảy máu, người ta phân biệt ba loại xuất huyết.
- Xuất huyết động mạch, máu đỏ, phun có vòi.
- Xuất huyết tĩnh mạch, máu đỏ sẫm, ứa tràn.
- Xuất huyết mao quản, máu chảy rỉ rỉ.
Cả ba trường hợp trên, ta nhìn thấy máu từ cơ thể chảy ra, còn gọi là Xuất huyết ngoại.
Mặt khác, cũng có loại Xuất huyết mà mắt không nhìn thấy, gọi là Xuất huyết nội.
Chúng ta chỉ đề cập đến trường hợp Xuất huyết ngoại. Vì chỉ trường hợp này em mới có thể can thiệp, xuất huyết nôi phải chở gấp đi bác sĩ. Vậy làm sao để cầm máu ở những vết thương này? Em nhớ rằng 3/4 hay hơn 1/2 dung tích máu trong cơ thể bị thoát ra ngoài, nạn nhân sẽ về chầu Chúa sớm đấy.


Bài 24
GIÁO HỘI VIỆT NAM

Đức Giêsu đến gần nói với các môn đệ: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”. (Mt 28,18-20)
                                                       
 I. Bài học
- Năm 1533, Giáo sĩ Inikhu đã đến Việt Nam giảng đạo tại làng Ninh Cường và làng Trà Lũ thuộc tỉnh Nam Định ngày nay.
- Năm 1615, các nhà truyền giáo dòng Tên chính thức rao giảng Tin Mừng và thiết lập Giáo hội tại Hội An (Quảng Nam - Đà Nẵng). Ngày 9.9.1659tòa thánh thiết lập 2 địa phận tông tòa đầu tiên: Đàng Ngoài (miền Bắc) và Đàng Trong (miền Nam).
- Năm 1960, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam.
- Ngày 19.6.1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tôn phong Hiển Thánh cho 117 vị anh hùng tử đạo Việt Nam, trong số hơn 100.000 vị tử đạo.
1. Kể về thời điểm quan trọng của Giáo hội Việt Nam?
- Những thời điểm quan trọng của Giáo hội Việt Nam:
. Năm 1533: Tin Mừng được giới thiệu cho dân Việt
. Năm 1615: công việc truyền giáo chính thức được bắtđầu
. Năm 1659: thiết lập 2 giáo phận tông tòa đầu tiên: Giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài.
. Năm 1960: Thiết lập hành giáo phẩm Việt Nam.
. 19-6-1988: Đức thánh cha GioanPhaolo II tôn phong Hiển Thánh 117 vị anh hùng tử đạo Việt Nam.
2. Giáo hội Việt Nam đóng góp gì cho đất nước và dân tộc?
- Giáo hội Việt Nam đã sáng tác và phổ biến chữ Quốc ngữ góp phần nâng cao văn hóa, kiến thức, và xây dựng xã hội, giúp đồng bào sống theo tinh thần công bình và bác ái của Tin Mừng.
II. Thực hành:
1. Quyết tâm : Ý thức mình là Kitô hữu, em sẽ tích cực tham gia các sinh hoạt của Giáo xứ cũng như của khu xóm như: hát lễ, đọc Sách Thánh, quét nhà thờ, dâng hoa, làm vệ sinh khu xóm.
2. Cầu nguyện:
Lạy Cha là nguồn mạch mọi tình phụ tử. Cha đã cho Thánh Anđrê Dũng Lạc và các bạn tử đạo Việt Nam được trung thành với Thập Giá của Con Cha, cho đến đổ máu vì đức tin. Nhờ lời các ngài cầu bầu, xin cho chúng con biết đem tình yêu Cha đến với anh chị em chúng con, và được sống xứng đáng là con cái Cha.
III. Sinh hoạt:
1. Trò chơi : Chớp nến       
Mỗi đội có 1 cái ghế xếp, 1 cây nến, 1 hộp quẹt. Số em đều nhau, mức đến cách độ 5m, đặt ghế, nến và diêm. Trưởng thổi còi, em đầu tiên mỗi đội chạy lên, mở ghế ra, đốt nến cắm lên ghế; rồi chạy về chạm vào em thứ hai, em thứ hai chạy lên, thổi tắt nến và xếp ghế lại. Chạy về đội, chạm vào em thứ ba, em này chạy lên mở ghế, đốt nến. Cứ tiếp tục luân phiên nhau: đốt, tắt nến. Đội nào hoàn tất sớm nhất là thắng.

2. Chuyên môn :    Cách cầm máu
Có nhiều cách cầm máu, tùy vết thương nặng hay nhẹ.
a. Máu ra ít, nhẹ: chẳng hạn như đứt tay, trầy da, vết thương nhỏ... Em lấy ngón tay đè thẳng vào vết thương (lưu ý: tay phải sạch), các mạch máu nhỏ trong da sẽ được chận lại, máu sẽ bớt ra và ngưng chảy.
b. Máu ra nhiều và mạnh: nếu nén trực tiếp vào vết thương mà không hiệu quả, em phải chọn mạch máu chảy đến vết thương dọc theo những động mạch, dùng tay ấn mạnh để chặn máu chảy đến vết thương. Nếu ấn vào động mạch không hiệu quả lắm, em phải dùng phương pháp cột garrot. Cột garrot là trường hợp bất đắc dĩ vì để lâu phần chi thể phía dưới sẽ bị chết, vì thế khi cột xong phải đem đi nhà thương ngay. Nếu quãng đường xa, cứ 15 phút mở garrot 1 lần.
* Những gạch đen ở hình là chỗ có thể cột garrot. Những điểm tròn là chỗ dùng tay ấn mạnh.


Bài 25
CUỘC SỐNG MỚI NHỜ CHÚA THÁNH THẦN

Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả...   (1Cr 13,4-7)
I. Bài học:
- Theo Thánh Phaolô thì Chúa Thánh Thần ban rất nhiều ơn cho các tín hữu như ơn tiên tri, ơn ngôn ngữ, ơn bác ái,... trong đó ơn bác ái là cao trọng hơn cả. Vì thế người sống bác ái, vị tha là người có đời sống của Chúa Thánh Thần. Chính bằng đời sống yêu thương chúng ta xây dựng Nước Thiên Chúa và đem lại lợi ích cho đồng loại.
- Sống vị tha là sống cho người khác, sống cho những giá trị cao đẹp, sẵn sàng nhận phần thiệt thòi về mình để mưu cầu lợi ích cho tha nhân và cho xã hội.
1. Bảy ơn Chúa Thánh Thần là những ơn nào?
- Bảy ơn Chúa Thánh Thần là: khôn ngoan, hiểu biết, thông minh, dũng cảm, mưu lược, hiếu thảo, kính sợ Thiên Chúa.
2. Đời sống mới do Chúa Thánh Thần là thế nào?
- Đời sống mới do Chúa Thánh Thần là đời sống vị tha, sống theo ân sủng mà Chúa Thánh Thần ban cho người tín hữu. Đó là đời sống mô phỏng lại đời sống yêu thương quên mình của Chúa Kitô, Con Thiên Chúa.
3. Ta phải làm gì đối với Chúa Thánh Thần?
- Ta phải tin kính, thờ phượng, cầu xin Chúa Thánh Thần và vâng theo ơn Ngài soi sáng. Tôn trọng thân xác ta là đền thờ của Ngài.
II. Thực hành:
1. Quyết tâm:
Hằng ngày em tập sống quên mình để làm điều tốt lành, làm vui lòng người khác (cha mẹ, anh chị em trong nhà, bạn bè trong trường lớp).
2. Cầu nguyện:
Hãy nói với Chúa Thánh Thần về những điều tốt lành em vừa làm được: .................................................................
.................................................. .............................................
.................................................. .............................................
.................................................. .............................................
.................................................. .............................................
III. Sinh hoạt
1. Phong trào: TỔ CHỨC CHI ĐOÀN THIẾU NHI 
- Ba hoặc bốn đội cùng ngành, cùng phái họp thành Chi Đoàn. Mỗi Chi Đoàn có một Trưởng Cấp I chỉ huy gọi là Chi Đoàn Trưởng. Bên cạnh Chi Đoàn Trưởng có một trưởng Phụ giúp gọi là Chi Đoàn Phó. Ngoài ra còn có thể có các trưởng khác cùng giúp Chi Đoàn Trưởng
2. Trò chơi :Khéo tay        
Mỗi đội có 1 chậu, 1 ca đầy nước, 1 chai xá xị. Các đội xếp thẳng hàng, cách đều nhau 1 sải tay. Đặt chậu, ca, chai cách các đội 10m. Khi nghe lệnh, em đầu của mội đội chạy lên, đổ ca nước vào chai và chạy về đứng xuống cuối. Em tiếp theo chạy lên, đổ nước ra ca lại và chạy về ; em thứ ba lại lên và đổ nước vào chai lại. cứ tiếp tục cho đến em cuối cùng. Kết thúc đội nào xong trước mà còn nước nhiều trong chai là thắng.
3. Chuyên môn :             Cách dựng lều            
Trước khi dựng lều, các em phải chuẩn bị đủ các vật dụng sau:       - 2 gậy 1m2 hoặc 1m8
                 - 6 sợi dây :     . 4 sợi 1m
                                         . 2 sợi 3m hoặc 5m.
                 - Tấm trải bằng nilon hay áo mưa.
(Ngoài những vật dụng trên, ta cần búa để đóng cọc; rìu hoặc dao, rựa để làm cọc tự chế; xẻng đào rãnh thoát nước,...).
     Dựng lều:
a. Trải lều theo hướng đã chọn, cột dây vào các góc và cạnh lều.
b. Dựng 2 cọc chính lên: 2 cọc chính phải thẳng góc với mặt đất và vững chắc.
c. Kéo mái lều theo thứ tự các góc: 1+2; 2+4.
Sau khi lều đã thành hình, ta chỉnh lại các dây cho mái lều căng và phẳng.
Nhớ đào rãnh thoát nước nếu đi cắm trại vào mùa mưa. Cọc lều nên đóng xuống sát mặt đất để tránh vấp phải. Cọc đóng chéo một góc 450; nếu gặp đất mềm ta có thể đóng thêm cọc phụ.


Bài 26
CHÚA THÁNH THẦN TRONG GIÁO HỘI
Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần khí. Có nhiều phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. Thần khí tỏ mình ra nơi mỗi người mỗi cách là vì ích chung. Người thì được Thần khí ban cho ơn khôn ngoan để giảng dạy. Người thì được Thần khí ban cho ơn hiểu biết để trình bày. Kẻ thì được Thần khí ban cho lòng tin, kẻ thì cũng được chính Thần khí duy nhất ấy ban cho được những đặc sủng để chữa bệnh. Người thì được ơn làm phép lạ, người thì được ơn nói tiên tri, kẻ thì được ơn phân định Thần khí, kẻ khác thì được ơn nói các thứ tiếng lạ kẻ khác nữa lại được ơn giải thích các tiếng lạ. Nhưng chính Thần khí duy nhất ấy làm ra tất cả những điều đó và phân chia cho mỗi người mỗi cách, tùy theo ý của Người.(1Cr 12,4-11) 
I. Bài học
- Trong Giáo hội, Chúa Thánh Thần tác động trên mỗi tín hữu, giao cho mỗi người một vai trò. Đó là các đặc sủng. Đặc sùng có rất nhiều: ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, ơn tiên tri, ơn chữa bệnh,... Nhưng mọi hồng ân đều bổ túc cho nhau để xây dựng Hội thánh.
- Quyền bính trong Giáo hội là để phục vụ chứ không phải để thống trị: “Ai muốn làm lớn trong anh em thì hãy trở thành tôi tớ phục vụ anh em”, “Hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên”.
1. Đức Chúa Thánh Thần làm gì cho Hội thánh?
- Đức Chúa Thánh Thần hằng gìn giữ, hướng dẫn, thánh hóa và canh tân Hội thánh ở thế gian này.
2. Đặc sủng là gì?
- Đặc sủng là những ơn đặc biệt Chúa Thánh Thần ban cho các tín hữu để xây dựng Giáo hội, thí dụ ơn giảng dạy, ơn khôn ngoan, ơn tiên tri, ơn hiểu biết...
3. Những ai được ơn không thể sai lầm ?
- Một là Đức Giáo Hoàng khi lấy quyền Thánh Phêrô phán định điều gì về đức tin hay luân lý mà buộc toàn thể Hội thánh phải tin hay phải giữ.
- Hai là các Giám mục khi hội Công đồng chung hợp nhất với Đức Giáo Hoàng, hoặc rải rác khắp nơi cùng dạy tín hữu điều gì phải tin hay phải giữ.
- Ba là toàn thể Hội thánh khi đồng lòng công nhận điều gì về đức tin hay luân lý thì không thể sai lầm.
II. Thực hành:
1. Quyết tâm:
Để góp phần vào việc xây dựng Giáo hội, em tích cực tham gia công việc chung của Giáo xứ...
Biết ngăn cản một người bạn làm điều không tốt.
2. Cầu nguyện:
Em trình bày với Chúa Thánh Thần các khả năng và dự tính của em. Em hãy xin Chúa Thánh Thần giúp em phục vụ Nước Chúa cụ thể trong Giáo hội :
.................................................. .............................................
.................................................. .............................................
III. Sinh hoạt:
1. Trò chơi: Đá ngầm        
Chia các em thành 2 đội, bịt mắt tất cả. Một đội sẽ làm tàu ngầm, đội kia sẽ là đá ngầm. Trưởng phát cho đội đá ngầm một cái chuông. Em đi đầu sẽ lắc chuông, từng 3 tiếng một. Các em sẽ ôm ngang lưng nhau trong từng đội để di chuyển. Khi có lệnh xuất phát, tàu ngầm và đá ngầm đều di chuyển. “Tàu” nghe tiếng “đá” (rung chuông) phải tránh. Nếu đụng “đá” sẽ thua. Chơi một thời gian ngắn, hai đội đổi vai cho nhau.
2. Chuyên môn:Thăm viếng              
A. Đau ốm: Khi biết tin bạn bè đau ốm, gặp tai nạn, rủi ro, hãy đến thăm bạn ngay. Đừng gọi điện thoại trong lúc này; nếu ở xa, có thể gửi thư và đừng quên lời xin lỗi vì xa không đến được.
- Khi thăm người bệnh, không nên ở lâu và nói những chuyện không vui hoặc rùng rợn.
- Tùy tình hình sức khỏe mà nói nhiều hay ít với bệnh nhân, tránh làm bệnh nhân xúc động hoặc bi quan về bệnh tình của họ.
- Nếu có thể, em nên mua ít quà cho bệnh nhân: sữa, đường, cam, nho... nói chung là những thức ăn nhẹ phù hợp với tình trạng, thể trạng bệnh nhân. Có thể tặng hoa.
- Nếu được, em giúp đỡ gia đình bệnh nhân bằng tiền hoặc giúp các công việc gia đình.
- Không nên xức nước hoa nồng nặc khi đi thăm bệnh.
- Khi ra về nhớ chúc bệnh nhân mau bình phục.


Bài 27
NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH
Chúng ta sẽ không còn là những trẻ nhỏ bị sóng đánh trôi dạt theo mọi chiều gió đạo lý; giữa trò bịp bợm của những kẻ giảo quyệt, khéo dùng mưu ma chước quỷ để làm cho kẻ khác lầm đường. Nhưng sống trong sự thật và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Kitô vì Người là Đầu. Chính Người làm cho các bộ phận ăn khớp với nhau và toàn thân được kết cấu chặt chẽ nhờ mọi thứ gân mạch nuôi dưỡng và mỗi chi thể hoạt động theo chức năng của mình. Như thế Người làm cho toàn thân lớn lên và được xây dựng trong tình bác ái. (Ep 4,14-16)
                                                       
I. Bài học
- Người tín hữu trưởng thành là người biết tự mình sống theo sự thật và bác ái mà Thánh Thần soi sáng trong lòng và hướng dẫn qua Giáo hội theo lý tưởng, gương mẫu của Chúa Giêsu.
- Người tín hữu trưởng thành biết chia xẻ và lãnh nhận trách nhiệm trong tập thể Giáo hội và xã hội.
- Người tín hữu trưởng thành:
. Học hiểu giáo lý, Lời Chúa, đào sâu đức tin để không bị rơi vào tình trạng cuồng tín, hay mê tín dị đoan.
. Có đức cậy vững vàng, không nao núng trước những khó khăn, thử thách.
. Có đức mến nồng nàn, quảng đại hy sinh, chấp nhận thiệt thòi để phục vụ anh chị em, nhất là những người kém may mắn, bất hạnh.
1. Thế nào là người tín hữu trưởng thành?
- Người tín hữu trưởng thành là người:
. Sống theo gương của Chúa Giêsu Kitô.
. Ý thức và gánh vác công việc xây dựng Giáo hội và thế giới.
. Trong mọi hoàn cảnh, vẫn một niềm tin-cậy-mến vào Thiên Chúa.
2. Lý tưởng, gương mẫu của người tín hữu là gì?
- Lý tưởng, gương mẫu của chúng ta là chính Chúa Giêsu Kitô.
3. Thế nào là “vẫn một niềm tin-cậy-mến vào Thiên Chúa”?
- "Vẫn một niềm tin cậy mến vào Thiên Chúa" nghia là dù gian lao thử thách, dù yếu đuối tội lỗi... không gì có thể tách chúng ta ra khỏi lòng yêu mến của Thiên Chúa.
II. Thực hành:
1. Quyết tâm:
Để giống Chúa Giêsu, mỗi ngày trong tuần em hãy làm một vài việc giúp ích cho người khác hoặc cho em.
2. Cầu nguyện:
Em hãy xin với Chúa Thánh Thần giúp em trở nên người tín hữu trưởng thành.
Lạy Chúa Thánh Thần, ..........................................................
.................................................. .............................................
.................................................. .............................................
.................................................. .............................................
III. Sinh hoạt:
1. Trò chơi : Tia chớp       
Chia các em thành 2 nhóm đều nhau và đứng thành 2 vòng tròn đồng tâm. Các em phải thuộc tên nhau và chọn cặp cho mình(đối diện). Trưởng đứng giữa gọi tên bất kỳ em nào (vòng trong) : thì em đó phải chạy vào giữa với trưởng. Trong khi đó, bạn em ở vòng ngoài sẽ đập lên vai em được gọi, thì sẽ giữ được cặp mình. Nếu đập không kịp, em đó bị loại và em bên tay mặt em đó quản lý thêm 1 bạn nữa.
2. Chuyên môn :             Thăm viếng (tiếp theo)            
B- Tang chế: Khi biết tin nên thăm viếng ngay, ngỏ lời chia buồn cách chân thành với tang quyến, chia sẻ nỗi buồn mất mát đối với họ.
- Tránh khơi lại kỷ niệm của người quá cố, kẻo làm đau lòng người còn sống.
- Khi đi thăm, em ăn mặc đơn giản, lịch sự; nên chọn màu trắng hoặc đen. Không quá lòe loẹt, lộng lẫy.
- Không nói chuyện lớn tiếng hoặc cười đùa nơi nhà đám. Giữ thinh lặng để tỏ lòng thương tiếc người quá cố và vẻ trang nghiêm cho tang lễ. Nếu chủ nhà nhận phúng điếu, tùy tình hình kinh tế của tang gia mà phúng điếu (hay nhất vẫn bằng hiện kim, để giúp đỡ tang gia, nhớ bỏ phong bì cho lịch sự).
- Nên bớt chút thời giờ để đưa người quá cố đến nơi an nghỉ cuối cùng.
- Là người Công Giáo em còn phải hiệp thông với họ bằng lời cầu nguyện nữa.



Bài 28
BÍ TÍCH THÊM SỨC
Khi đến Êphêsô, ông Phaolô gặp một số môn đệ và hỏi họ: “Khi tin theo, anh em đã nhận được Thánh Thần chưa?” Họ trả lời: “Ngay cả việc có Thánh Thần chúng tôi cũng chưa hề được nghe nói”...Và khi ông Phaolô đặt tay trên họ thì Thánh Thần ngự xuống trên họ, họ nói tiếng lạ và nói tiên tri. (Cv 19,1-2.6)
       
 I. Bài học
- Trong Bí tích Rửa tội ta được tái sinh “bởi nước và Thánh Thần”, nghĩa là đã được lãnh nhận Chúa Thánh Thần. Nhưng Bí tích Thêm sức cho ta “lãnh nhận Chúa Thánh Thần cách dồi dào hơn”, để giúp ta sống Tin Mừng cách sống động hầu trở nên chứng nhân trung thành của Chúa Kitô trong đời sống và tích cực xây dựng Hội thánh Người.
- Bí tích Thêm sức kiện toàn ơn thánh ta đã lãnh nhận trong phép Rửa tội, giúp ta thi hành sứ mệnh tông đồ giáo dân trong xã hội như các Tông đồ đã làm sau ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống.
1. Bí tích Thêm sức là gì?
- Bí tích Thêm sức là Bí tích Chúa Giêsu đã lập để ban Chúa Thánh Thần, giúp tín hữu sống hoàn hảo ơn bí tích Rửa tội, liên kết mật thiết với Hội Thánh và làm chứng cho Chúa Kitô
2. Người muốn lãnh Bí tích Thêm sức phải làm gì ?
- Người muốn lãnh Bí tích Thêm sức phải làm 3 điều:
. Một là đã được rửa tội, đến tuổi khôn và học biết Giáo lý đầy đủ hơn, cách riêng học về Bí tích Thêm sức.
. Hai là phải sạch tội trọng.
. Ba là có lòng ước ao, quyết sống đúng bổn phận Kitô hữu và dọn mình cẩn thận để lãnh Bí tích Thêm sức.
3. Người đã lãnh Bí tích Thêm sức có những bổn phận nào?
- Người đã lãnh Bí tích Thêm sức có những bổn phận này:
. Một là phải can đảm thực hành Lời Chúa để làm chứng cho Chúa Kitô trong cuộc sống thường ngày.
. Hai là góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Tin Mừng
. Ba là tích cực bênh vực và truyền bá đức tin cho mọingười
II. Thực hành:
1. Quyết tâm :
Em muốn sống như người dũng sĩ của Chúa.
2. Cầu nguyện:
Em muốn làm tông đồ cho Chúa, em hãy nói với Chúa:.....
.................................................. .............................................
III. Sinh hoạt
1. Phong trào: PHÙ HIỆU VÀ BĂNG TỔNG LIÊN ĐOÀN:
Chỉ có một phù hiệu chung cho Tổng Liên Đoàn gồm có hình chén lễ vàng trên có hình bánh tròn. Cả chén lễ và bánh nằm trên thánh giá đỏ đóng khung 4 cạnh. Phù hiệu này được mang trên túi áo trái.
Ngoài phù hiệu trên, còn một Băng Tổng Liên Đoàn chung hình chữ nhật màu đỏ, trên có chữ trắng ‘THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM”.
Băng Tổng Liên Đoàn được gắn nằm ngang trên nắp túi áo trái.
2. Trò chơi: Chuyền 'lựu đạn'        
Các em đứng vòng tròn sát nhau, để 2 tay ra sau. Chuyền nhau tấm khăn quàng. Trưởng bắt bài hát, trong khi hát các em cố gắng chuyền nhanh cho em bên phải mình. Khi dứt bài hát, khăn đang ở trong tay ai, em đó sẽ bị lò cò chung quanh 1 vòng.
3. Chuyên môn: Đi chợ            
Đi chợ cũng là một nghệ thuật, cần có nhiều kinh nghiệm chọn lựa thực phẩm sao cho tốt. Trước tiên, em cần biết giá những món hàng mình sắp mua; mẫu mã phù hợp với giá tiền. Tinh ý em phải quan sát để ý những người đã mua trước.
Khi mua nhiều loại thực phẩm, để khỏi quên, em hãy ghi lại vào một mảnh giấy mỗi loại và trọng lượng cũng như số lượng để tránh tình trạng quên phải đi ra chợ nhiều lần.
Sau đây, em cần phân biệt tên vài loại thịt của heo và bò.
1-Vai; 2-Giò trước; 3-Chân giò trước; 4-Mỡ lưng; 5-Thăn non; 6-Sườn; 7-Barọi; 8-Đùi sau;       9-Chân giò sau.
1-Vai; 2-Bắp đùi; 3-Sườn cốc-lết; 4-Nạm; 5-Tăm-lết; 6-Oc táo; 7-Lá cờ; 8-Trái thăn; 9-Đùi Bít-tết.


Bài 29
NGHI THỨC BÍ TÍCH THÊM SỨC

Các Tông đồ ở Giêrusalem nghe biết dân miền Samari đón nhận Lời Thiên Chúa, thì cử ông Phêrô và ông Gioan đến với họ. Khi đến nơi, hai ông cầu nguyện cho họ để họ nhận được Thánh Thần, vì Thánh Thần chưa ngự xuống một ai trong nhóm họ: họ mới chỉ chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu. Bấy giờ hai ông đặt tay trên họ, và họ nhận được Thánh Thần.(Cv 8,14-17)  
       
1. Bài học
- Việc đặt tay có nghĩa là chúc phúc, như ông Giacop đặt tay chúc phúc cho Giuse, Chúa Giêsu đặt tay chúc phúc cho các trẻ em, vị chủ lễ Thêm sức đặt tay trên những người lãnh Bí tích Thêm sức để xin Chúa Thánh Thần ngự xuống trên họ.

- Việc xức dầu: biểu lộ sức mạng cường tráng (lực sĩ xức dầu,...); biểu lộ sự vui mừng: xức dầu thơm trên đầu. Trong Bí tích Thêm sức, việc xức dầu diễn tả sức mạnh của Chúa Thánh Thần thấm nhập và biến đổi thụ nhân thành dũng sĩ của Chúa Kitô.
- Chúc bình an: là lệnh lên đường. Giáo hội sai chúng ta vào đời để làm chứng nhân cho Chúa Kitô.
1. Nghi thức Thêm sức gồm mấy phần chính?
- Nghi thức Thêm sức gồm ba phần chính:
. Một là từ bỏ tội lỗi và tuyên xưng đức tin.
. Hai là vị chủ tế đặt tay trên đầu những người lãnh Bí tích Thêm sức và cầu nguyện cho họ.
. Ba là xức dầu thánh trên trán, đọc lời ban Bí tích Thêm sức và chúc bình an.
2. Khi xức dầu thánh trên trán người lãnh Bí tích, vị chủ lễ đọc lời nào ?
- Ngài đọc rằng: "(tên Thánh)..... hãy lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần."
3. Khi lãnh Bí tích Thêm sức có cần người đỡ đầu không ?
- Khi lãnh bí tích Thêm sức phải có người đỡ đầu để nâng đỡ, hướng dẫn trong việc giữ đạo và hoạt động Tông đồ.
II. Thực hành:
1. Quyết tâm:
Sau khi lãnh nhận Bí tích thêm sức, em trở thành chứng nhân của Chúa Giêsu. Em hãy cho biết: em có thể làm chứng cho Chúa Giêsu thế nào trong gia đình, ở trường học và ở ngoài đường phố.
2. Cầu nguyện:
Em hãy thưa với Chúa Thánh Thần: “Em đã sẵn sàng đón Chúa. Em hãy viết một lời nguyện với Ngài :....................
.................................................. .............................................
.................................................. .............................................
.................................................. .............................................
III. Sinh hoạt:
1. Trò chơi:          Phản xạ nhanh
Chia làm 2 phe, đứng đối diện nhau. Mỗi bên chọn ra 1 em làm người điều khiển. Các em tự làm trọng tài cho nhau.
Người điều khiển của bên A sẽ chỉ đạo cho bên B. Nếu em đội B làm sai, các em đội phát hiện sẽ loại em đó ra ngoài.
Cách chơi: Người điều khiển hô một đàng - làm một nẻo. Bên kia phải làm theo lệnh nói, không làm theo động tác. Ví dụ: Cò bay(nhưng lại ngồi bệt xuống) thì bên B phải hô “cò bay” và 2 tay đập, vẫy cánh. Hai bên đổi nhau hô liên tục, để tập phản xạ nhanh, nhạy.
2. Chuyên môn:   Bảo toàn vật dụng để đi trại  
Lều, tấm trải, balô, gậy, cọc, dây... bao giờ cũng phải trong tình trạng tốt, ngăn nắp.
a. Lều: muốn giữ lều được bền, em cần lưu ý:
- Không gấp lều khi còn ướt, nếu chẳng may bị ướt khi về trại em phải phơi thật khô, nếu gấp lều trong tình trạng ẩm, lều sẽ bị mục và có mùi hôi.
- Chẳng may lều bị rách hoặc tuột chỉ may, em phải vá lại ngay nếu không lỗ rách sẽ rách to hơn.
- Đừng cột lều quá chặt khi để ở nhà, nên để không khí lưu thông được qua các nếp gấp, sợi vải sẽ bền hơn.
b. Rìu, rựa, cuốc, xẻng, cọc: để vào một chỗ, đừng bừa bãi; dùng xong em rửa sạch sau đó lau khô, bôi qua một lớp mỡ bò, bỏ trong bao tránh bụi, để nơi khô ráo.
c. Dây thừng: phải giặt sạch nếu bị bùn đất bám vào, phơi khô, cuộn lại để nơi khô ráo và mát (nóng dây bị dòn).


Bài 30
CHÚA THÁNH THẦN TRONG THẾ GIỚI

Ông Gioan lên tiếng nói: “Thưa Thầy, chúng con thấy có người nhân danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không cùng với chúng con đi theo Thầy”. Đức Giêsu bảo ông: “Đừng ngăn cản người ta. Quả thật, ai không chống lại chúng ta, là ủng hộ chúng ta”. (Lc 9,49-50)
       
 I. Bài học:
- Không phải chỉ nơi Giáo hội mới có những điều tốt, điều lành, điều đúng đắn... Thiên Chúa đã thực hiện nhiều điều tốt đẹp, đúng đắn nơi những người ngoài Giáo hội. Dù không nghe biết Tin Mừng của Chúa Kitô, họ vẫn sống từ bi hỷ xả, bênh vực người nghèo,... Đó là những
hạt giống Tin Mừng Chúa đã gieo vãi trong các nền văn hóa, các dân tộc, các tôn giáo... Là Kitô hữu. chúng ta phải biết trân trọng những điều tốt đẹp ấy và góp phần để những hạt giống ấy nẩy mầm sinh hoa kết trái dồi dào hơn.
1. Chúa Giêsu đến trần gian để làm gì?
- Chúa Giêsu đến trần gian để thiết lập Nước Trời, tức là làm cho mọi người trở thành con cái Thiên Chúa và anh chị em của nhau, nhân loại trở thành đại gia đình và thế giới thấm nhuần tinh thần Tin Mừng.
2. Chúa Giêsu dùng Giáo hội như thế nào để thiết lập Nước Trời?
- Chúa Giêsu dùng Giáo hội làm dấu chỉ và khí cụ của sự hiệp thông với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại.
3. Chúng ta phải có thái độ nào đối với người tốt, việc tốt ngoài xã hội ?
- Chúng ta coi người tốt, việc tốt được những người không thuộc về Giáo hội thực hiện cũng là những hạt giống Tin Mừng, cũng do hoạt động của Chúa Thánh Thần là nguồn chân thiện mỹ, khởi đầu cho chương trình vĩ đại của Thiên Chúa là cứu độ nhân loại.
II. Thực hành:
1. Quyết tâm:
Mỗi khi nghe nói về điều hay và tốt đẹp trong đất nước ta cũng như trên toàn thế giới. Em dâng lời cảm tạ Thiên Chúa về những điều tốt đẹp đó.
2. Cầu nguyện:
Thánh Thần đang hoạt động trong thế giới. Em hãy nói với Ngài. Lạy Chúa Thánh Thần,
 .................................................. ...........................................
.................................................. .............................................
.................................................. .............................................
.................................................. .............................................
III. Sinh hoạt:
1. Phong trào: HOA THIÊNG THÁNH THỂ    
- Dâng hoa hay tặng hoa là biểu hiện lòng quý mến. Vì yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể, em dâng Chúa những bó hoa tươi tốt.
- Hoa em dâng Chúa Giêsu Thánh Thể không phải là hoa vật chất, mà là những việc lành em đã làm được trong ngày bằng sự hy sinh, cố gắng của em. Hoa Thiêng Thánh Thể của em gồm: Dâng ngày, Dâng Lễ, Rước Lễ, Viếng Chúa, Lần chuỗi, hy Sinh, Làm Tông Đồ, đọc Lời Chúa, Giúp Đỡ Người Khác. Tất cả vì lòng mến Chúa, chứ không khoe khoang.
2. Trò chơi: Chiếu bóng        
Trò chơi này chơi ban đêm, cần đèn chiếu sáng. Tiện trong những dịp cắm trại lâu ngày. Chia các em thành 2 đội để thi đua. Có một tấm màn chắn giữa 2 đội, lần lượt từng em ra trước “màn hình” múa hát. Những em ở đội kia sẽ đoán xem đó là ai và gọi đúng tên mới được tính điểm. Khi diễn thì đèn sẽ chiếu để đưa hình của em lên màn. Đội nào đoán đúng nhiều tên đối phương là thắng.
3. Chuyên môn:Tôn trọng của chung     
Người tự trọng và có tinh thần tập thể phải biết tôn trọng các vật dụng chung. Biết giữ gìn chăm sóc vật dụng chung hơn vật dụng riêng: Sử dụng xong phải hoàn trả lại thủ kho, khi cần mượn cũng phải qua thủ kho, không tự ý lấy vật chung để sử dụng chuyện riêng.
Khi thấy vật chung bị vương vãi, em thu dọn và xếp gọn gàng tử tế. Đừng coi thường của chung, đừng vô ý gây hư hại, vì đó là vật dụng khó sắm sửa lại, chẳng may bị hư hãy sửa lại ngay.
Em quyết tâm giữ gìn vật chung, không để vương vãi, không tắc trách làm hư hại nó, luôn gìn giữ, bảo quản tốt và nhắc nhở anh chị em khác về việc giữ gìn của chung.

Share
Banner

Post A Comment:

0 comments: