Ả không được “may mắn” hay được cái “duyên” tham dự ngày “HẠNH NGỘ NHẠC SĨ & CA SĨ GIÁO PHẬN XUÂN LỘC”, nhưng lòng ả rất vui mừng. Có thể ai đó sẽ mắc cười bởi một ả giang hồ lại vui mừng vì chuyện thánh thiêng nơi cõi siêu phàm, nghe mà dị hợm! Nhưng cũng xin bỏ qua cho, bởi cũng đã lỡ giang hồ rồi thì có sao nói vậy:Niềm vui thứ nhất: đến từ Thư Mời với hai từ “Hạnh Ngộ”, đăng trên Bài Ca Mới
Ông Tám, tên gọi của một Ca Viên Chạy Xe Ôm, in thư mời ra rồi gọi:
-“A lô ! ả giang hồ! Đang giang hồ đâu đó? Rảnh không? Uống cà phê góc bụi nhé”.
Ả mừng vì có người mời uống cà phê buổi sáng. Vừa gặp nhau ở góc bụi, ổng đưa ngay cho ả cái thư mời mới in.
-“Ả xem nè, hay không? Sao không là “hội ngộ” mà là “hạnh ngộ”.
-“Tui có đọc rồi ông à! Rất mừng vì hai từ “Hạnh Ngộ”.
-“Sao vậy”.
-“Ông xem kìa. Có phải cha Đa-minh Trần Công Hiển, Trưởng Ban Thánh Nhạc, ký không”.
-“Đúng rồi”.
-“Ông không biết Cha Đaminh chứ tui biết rồi. Cha cẩn thận chuyện chữ nghĩa lắm. Yên tâm đi”.
-“Vậy thì ả nói đi. Có ý gì mà cha dùng từ “Hạnh Ngộ”. Muốn cho lạ hay cho nổi chăng?”
-“Không phải đâu. Không phải cha có ý “lạ, hay nổi, trội” gì đâu. Tui chỉ thấy là “hạnh ngộ” hay quá. Tui mừng quá. Tui rất thích ý nghĩa của chữ hạnh trong cặp từ “Hạnh Ngộ”. Lâu lâu, làm thơ tui cũng thích đun cho được từ hạnh ngộ vào bài . Vì răng? Theo tui, chữ “ngộ” là “biết”, chữ “ngộ” cũng là “gặp”. “Ngộ” trong “hạnh ngộ” là gặp. Chữ “hạnh” nhiều nghĩa, nhưng “hạnh” trong “hạnh ngộ” là “may mắn”
-Vậy theo ả là “cuộc gặp may mắn”
-“Không. Tuy tui giang hồ nhưng có đạo ông à, nên giải thích theo nhà đạo thì “may mắn” có nghĩa là có “duyên”, “có ơn Chúa”. Từ suy nghĩ ấy mà tui mừng cho cuộc hạnh ngộ của Những Người Làm Công Tác Thánh Nhạc, bởi vì, họ là những người có “duyên”, có “ơn”, có Ơn Gọi Rất Riêng để “Sống và Loan Báo Tin Mừng” theo cách riêng mà Giáo Hội qui định cho họ”.
-“A lô ! ả giang hồ! Đang giang hồ đâu đó? Rảnh không? Uống cà phê góc bụi nhé”.
Ả mừng vì có người mời uống cà phê buổi sáng. Vừa gặp nhau ở góc bụi, ổng đưa ngay cho ả cái thư mời mới in.
-“Ả xem nè, hay không? Sao không là “hội ngộ” mà là “hạnh ngộ”.
-“Tui có đọc rồi ông à! Rất mừng vì hai từ “Hạnh Ngộ”.
-“Sao vậy”.
-“Ông xem kìa. Có phải cha Đa-minh Trần Công Hiển, Trưởng Ban Thánh Nhạc, ký không”.
-“Đúng rồi”.
-“Ông không biết Cha Đaminh chứ tui biết rồi. Cha cẩn thận chuyện chữ nghĩa lắm. Yên tâm đi”.
-“Vậy thì ả nói đi. Có ý gì mà cha dùng từ “Hạnh Ngộ”. Muốn cho lạ hay cho nổi chăng?”
-“Không phải đâu. Không phải cha có ý “lạ, hay nổi, trội” gì đâu. Tui chỉ thấy là “hạnh ngộ” hay quá. Tui mừng quá. Tui rất thích ý nghĩa của chữ hạnh trong cặp từ “Hạnh Ngộ”. Lâu lâu, làm thơ tui cũng thích đun cho được từ hạnh ngộ vào bài . Vì răng? Theo tui, chữ “ngộ” là “biết”, chữ “ngộ” cũng là “gặp”. “Ngộ” trong “hạnh ngộ” là gặp. Chữ “hạnh” nhiều nghĩa, nhưng “hạnh” trong “hạnh ngộ” là “may mắn”
-Vậy theo ả là “cuộc gặp may mắn”
-“Không. Tuy tui giang hồ nhưng có đạo ông à, nên giải thích theo nhà đạo thì “may mắn” có nghĩa là có “duyên”, “có ơn Chúa”. Từ suy nghĩ ấy mà tui mừng cho cuộc hạnh ngộ của Những Người Làm Công Tác Thánh Nhạc, bởi vì, họ là những người có “duyên”, có “ơn”, có Ơn Gọi Rất Riêng để “Sống và Loan Báo Tin Mừng” theo cách riêng mà Giáo Hội qui định cho họ”.
Niềm vui thứ hai: Con số 300 và ngày Hạnh Ngộ
Ả có theo dõi các kỳ Đại Hội Ban Thánh Nhạc Toàn Quốc, hình như không có kỳ nào tới 300 người.
Thế thì con số 300 ở một Giáo Phận là con số nói được nhiều thứ tiếng: tiếng đáp lại lời mời gọi của Chúa, tiếng lòng yêu mến Chúa bằng những nốt hình tròn, bằng những cung bậc, tiếng ca chúc tụng Chúa của đủ mọi âm sắc, âm vực, và nhất là một tiếng nói chung của tình yêu hiệp nhất.
Do cái tính tò mò đáng ghét của ả, ả được biết không hẳn tất cả 300 tham dự viên “Hạnh Ngộ” là những người đang trực tiếp tham gia sinh hoạt Thánh Nhạc tại Giáo Phận hay các Giáo xứ, nhưng tất cả là Ki-tô Hữu Công Giáo và một số đang tham gia sinh hoạt âm nhạc, văn nghệ ngoài đời. Chi tiết này cho thấy “tiếng đáp lại lời mời” của những anh chị em văn nghệ sĩ chưa tham gia sinh hoạt Thánh Nhạc thật là đáng trân trọng, đáng vui mừng.
Đâu phải một mình ả vui. Tình cờ, ả gọi một cha đang làm mục vụ tại Đảo Phú Quý, nghe nói có Cha Phê-rô Nguyễn Huệ, Phó BTN GP ở đó, ả xin gặp Cha Phê-rô ngay:
-“Con chúc mừng Hạnh Ngộ. Hỏi thăm cha Hạnh Ngộ thế nào?”
-“Mừng lắm! Lần đầu tiên quy tụ được 300 anh chị em như thế. BTN có cơ hội chúc mừng họ về Ơn Gọi đặc biệt, có cơ hội giới thiệu cho họ về định hướng của BTN Toàn Quốc về Mục Vụ Thánh Nhạc, có cơ hội mời gọi họ mang Sứ Điệp Tình Thương của Chúa đi vào đời qua hoạt động văn nghệ ở đời. Mỗi người được tặng một cuốn “You-Cat” (Giáo Lý Công Giáo cho Giới trẻ) và một cuốn sách “Hướng dẫn Mục Vụ Thánh Nhạc” của UB TN TQ…..”.
Thật là vui mừng, nếu con số 300 là quà tặng của Chúa cho Ban Thánh Nhạc, thì quà tặng của Chúa dành cho 300 ấy là:
– “Các nhạc sĩ ca sĩ dùng khả năng Chúa ban để ca tụng Chúa và chia sẻ với mọi người” (Cha Đa-minh Trần Công Hiển,Trưởng Ban Thánh Nhạc)
-“Nhạc sĩ và Ca sĩ Giáo phận Xuân Lộc hãy Sống và Loan Báo Tin Mừng” (Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú –Tổng Đại Diện)
– “Trong lòng chất chứa đầy tình yêu vô biên của Thiên Chúa, nên mỗi nốt nhạc của nhạc sĩ, mỗi giọng ca của ca sĩ sẽ toả ra hương thơm của Tình yêu Thiên Chúa cho mọi người”. (Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo)
-Hai cuốn sách quí, là quà tặng như nói hết nỗi lòng của của Ban Thánh Nhạc, Ban Tổ Chức.
-Và một buổi chiều đời bên nhau đầy yêu thương và hiệp nhất bỗng hóa thiên đàng của những Kê-ru-bim, Se-ra-phim thánh thiện ngay trần gian này, ngay tại Xuân Lộc này.
Thế thì con số 300 ở một Giáo Phận là con số nói được nhiều thứ tiếng: tiếng đáp lại lời mời gọi của Chúa, tiếng lòng yêu mến Chúa bằng những nốt hình tròn, bằng những cung bậc, tiếng ca chúc tụng Chúa của đủ mọi âm sắc, âm vực, và nhất là một tiếng nói chung của tình yêu hiệp nhất.
Do cái tính tò mò đáng ghét của ả, ả được biết không hẳn tất cả 300 tham dự viên “Hạnh Ngộ” là những người đang trực tiếp tham gia sinh hoạt Thánh Nhạc tại Giáo Phận hay các Giáo xứ, nhưng tất cả là Ki-tô Hữu Công Giáo và một số đang tham gia sinh hoạt âm nhạc, văn nghệ ngoài đời. Chi tiết này cho thấy “tiếng đáp lại lời mời” của những anh chị em văn nghệ sĩ chưa tham gia sinh hoạt Thánh Nhạc thật là đáng trân trọng, đáng vui mừng.
Đâu phải một mình ả vui. Tình cờ, ả gọi một cha đang làm mục vụ tại Đảo Phú Quý, nghe nói có Cha Phê-rô Nguyễn Huệ, Phó BTN GP ở đó, ả xin gặp Cha Phê-rô ngay:
-“Con chúc mừng Hạnh Ngộ. Hỏi thăm cha Hạnh Ngộ thế nào?”
-“Mừng lắm! Lần đầu tiên quy tụ được 300 anh chị em như thế. BTN có cơ hội chúc mừng họ về Ơn Gọi đặc biệt, có cơ hội giới thiệu cho họ về định hướng của BTN Toàn Quốc về Mục Vụ Thánh Nhạc, có cơ hội mời gọi họ mang Sứ Điệp Tình Thương của Chúa đi vào đời qua hoạt động văn nghệ ở đời. Mỗi người được tặng một cuốn “You-Cat” (Giáo Lý Công Giáo cho Giới trẻ) và một cuốn sách “Hướng dẫn Mục Vụ Thánh Nhạc” của UB TN TQ…..”.
Thật là vui mừng, nếu con số 300 là quà tặng của Chúa cho Ban Thánh Nhạc, thì quà tặng của Chúa dành cho 300 ấy là:
– “Các nhạc sĩ ca sĩ dùng khả năng Chúa ban để ca tụng Chúa và chia sẻ với mọi người” (Cha Đa-minh Trần Công Hiển,Trưởng Ban Thánh Nhạc)
-“Nhạc sĩ và Ca sĩ Giáo phận Xuân Lộc hãy Sống và Loan Báo Tin Mừng” (Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú –Tổng Đại Diện)
– “Trong lòng chất chứa đầy tình yêu vô biên của Thiên Chúa, nên mỗi nốt nhạc của nhạc sĩ, mỗi giọng ca của ca sĩ sẽ toả ra hương thơm của Tình yêu Thiên Chúa cho mọi người”. (Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo)
-Hai cuốn sách quí, là quà tặng như nói hết nỗi lòng của của Ban Thánh Nhạc, Ban Tổ Chức.
-Và một buổi chiều đời bên nhau đầy yêu thương và hiệp nhất bỗng hóa thiên đàng của những Kê-ru-bim, Se-ra-phim thánh thiện ngay trần gian này, ngay tại Xuân Lộc này.
Niềm vui thứ ba: Cuộc Hạnh Ngộ nơi một bài Thánh Ca
Còn ả, nghe, xem cuộc Hạnh Ngộ trên baicamoi.com, ả có một niềm vui rất riêng muốn chia sẻ: khi được nghe, hay hát một bài thánh ca, ả nghĩ rằng, trong một bài thánh ca, thấy có người làm thơ, người dệt nhạc, người nihil obstat, người imprimatur, người phối âm, người phối khí, ca sĩ, người làm CD, có ca trưởng, ca viên, người đánh đàn, nhạc công, người coi âm thanh, có người chiếu bảng điện, có người chép nhạc, có người in sách…và có cả cộng đoàn cùng hát. Thế thì tự nơi một bài thánh ca đã là một cuộc Hạnh Ngộ tuyệt vời, Hạnh Ngộ Hiệp Nhất, Hạnh Ngộ của một Mầu Nhiệm Thánh: Dân Thiên Chúa.
Hà cớ gì ả không vui khi nghe hoặc hát một bài thánh ca vì chính mình được tan hòa trong mầu nhiệm hiệp nhất thánh thiện ấy.
Nếu như ả mà viết được một bài hát như mấy ông nhạc sĩ kia, hoặc hát tốt như cô ca sĩ nọ thì chắc ả sướng tới chừng nào, ả vui tới chừng nào, vì đó là niềm vui dâng hiến tấm lòng yêu mến, niềm vui mang sứ điệp của Chúa đến cho mọi người.
Xin chúc mừng cuộc Hạnh Ngộ.
Hà cớ gì ả không vui khi nghe hoặc hát một bài thánh ca vì chính mình được tan hòa trong mầu nhiệm hiệp nhất thánh thiện ấy.
Nếu như ả mà viết được một bài hát như mấy ông nhạc sĩ kia, hoặc hát tốt như cô ca sĩ nọ thì chắc ả sướng tới chừng nào, ả vui tới chừng nào, vì đó là niềm vui dâng hiến tấm lòng yêu mến, niềm vui mang sứ điệp của Chúa đến cho mọi người.
Xin chúc mừng cuộc Hạnh Ngộ.
Niềm vui thứ tư: “Giọng bà như vịt đực. Đừng có mơ”
Ả viết xong bài này, đang định gửi cho người đẹp Nguyên Dũng, người mà theo ả là giống cố Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn nhất, thì có người gọi:
-“A-lô, rảnh không ả giang hồ. Uống cà-phê “góc bụi”.
Chán cho cái Ông Tám này ghê. Thôi đành.
-“Ừ! Ra liền. Chờ chút”.
Ả nghĩ ngay việc in bài này ra cho Ông Tám Ca Viên Xe Ôm duyệt một cái…
Ông vừa đọc tới đoạn kết, phán liền một câu:
-“Giọng bà như vịt đực. Đừng có mơ”
Ả về và viết tiếp niềm vui thứ tư, để gửi những người “vịt đực” như ả: hãy hát lên ca tụng Chúa bằng trái tim, bằng tấm lòng. Chúa không là Ban Giám Khảo mà chấm giọng hát hay đâu, nhưng Chúa nghe thấu cả những niềm yêu chưa thành nốt nhạc, chưa thành câu nhạc hoặc lời yêu thầm thì chưa thành tiếng ca…
-“A-lô, rảnh không ả giang hồ. Uống cà-phê “góc bụi”.
Chán cho cái Ông Tám này ghê. Thôi đành.
-“Ừ! Ra liền. Chờ chút”.
Ả nghĩ ngay việc in bài này ra cho Ông Tám Ca Viên Xe Ôm duyệt một cái…
Ông vừa đọc tới đoạn kết, phán liền một câu:
-“Giọng bà như vịt đực. Đừng có mơ”
Ả về và viết tiếp niềm vui thứ tư, để gửi những người “vịt đực” như ả: hãy hát lên ca tụng Chúa bằng trái tim, bằng tấm lòng. Chúa không là Ban Giám Khảo mà chấm giọng hát hay đâu, nhưng Chúa nghe thấu cả những niềm yêu chưa thành nốt nhạc, chưa thành câu nhạc hoặc lời yêu thầm thì chưa thành tiếng ca…
Ai cùng giọng vịt đực như ả giang hồ, thì có lẽ chúng mình nên xin Cha Trưởng Ban Thánh Nhạc cho thành lập “ca đoàn …vịt đực”. Hy vọng là cha sẽ bảo: “Được, tốt lắm. “Cuộc Hạnh Ngộ Diệu Kỳ” của những tấm lòng yêu mến Chúa và yêu Thánh Nhạc”.
Ả GIANG HỒ
Nguồn Bàicamoi-gpxuanloc
Post A Comment:
0 comments: