Thứ Năm Tuần Thánh - Bữa Tiệc Ly Sau Cùng
Các bài đọc: Xh 12, 1-8. 11-14; 1 Cr 11, 23-26; Ga 13, 1-15
Có hai điều mà mọi người cần biết về những bức họa của Leonardo da Vinci. Chúng sẽ giúp bạn trân trọng cả khả năng thiên tài của ông và những tuyệt tác phẩm của ông.
Trước hết, Leonardo không vẽ theo những đường nét. Ông không thêm màu sắc để vẽ những nét phác thảo. Vị thầy người Florentine đã nhận thức rằng không có những đường nét trong thiên nhiên. Tư tưởng con người áp đặt chúng, khi nó chú ý đến những thay đổi thuộc cảm giác. Thiên nhiên không giới thiệu một đường bao giữa cửa sổ và đường khung cửa sổ. Đó là cách mà tư tưởng của chúng ta tổ chức sắp xếp những nhận thức của mình, điều thật may vì nếu không thì tất cả mọi điều chúng ta thấy thay vào đó sẽ là một mớ hỗn độn vô nghĩa, rất giống với tầm nhìn của một trẻ mới sinh hay một động vật bậc thấp.
Nếu bạn nhìn kĩ hơn vào bức họa do Leonardo vẽ, thì bạn sẽ thấy rằng các màu sắc của nó vẽ chồng lên nhau. Màu này sẽ dần dần nhường chỗ cho màu kia, để rồi chúng lại tạo thành một đường nét trong tư tưởng của chúng ta. Nhưng trên chính bản vẽ thì lại có một sự pha trộn. Chúng ta gọi kĩ thuật này là sfumatura, tiếng Ý gọi là “khói mờ”.
Nét đặc thù thiết yếu khác của nghệ thuật Leonardo là việc ông không tin rằng có những đường nét trong cả thời gian nữa. Một thời khắc liên lỉ chảy vào trong thời khắc khác. Chỉ là sau đó, trong ký ức và trần thuật, mà chúng ta mới làm đứng yên thời gian lại thành những hệ quả cụ thể.
Giờ đây bạn đang sẵn sàng để trân trọng, theo một cách mới mẻ, một bức họa mà tất cả chúng ta đều đã thấy. Đó là một tác phẩm được tái chép lại nhiều nhất trong nghệ thuật Kitô Giáo của Leonardo, có lẽ của toàn bộ nền nghệ thuật Kitô Giáo: Bức Họa “Bữa Tiệc Ly Sau Cùng”.
Không có bản sao bức họa ở trước mắt bạn, thì bạn không thể trân quý sfumatura vật lý của các màu sắc, nhưng việc mô tả có thể rao giảng Tin Mừng bằng việc liên hệ nó với sfumatura cảm xúc.
Leonardo là một thiên tài trong việc phác họa cách vật lý những cảm xúc tâm lý, và ông đã chọn để vẽ trục xoay trong việc tường thuật về Bữa Tiệc Ly, thời khắc mà Chúa Giêsu công bố là kẻ phản bội Ngài đang đồng bàn với Ngài.
Trước hết, hãy chú ý rằng Leonardo đã áp đặt thứ tự của nhóm 13 bằng việc qui tụ họ thành từng cặp ba, với Đức Kitô ở trung tâm. Ngài sẽ làm cho chúng ta chuyển động qua chính thời gian, nếu chúng ta bắt đầu ở phía xa bên trái với Ba-tô-lô-mê-ô (Bartholomew), Gia-cô-bê Nhỏ (James) và An-rê (Andrew) đang ở phía ấy, như người viết tự thuật cho Leonardo là Walter Isaacson viết, “tất cả vẫn đang thể hiện một phản ứng kinh ngạc ngay trước lời thông báo của Chúa Giêsu. Bartholomew, tỉnh thức và nghiêm trang, thì đang ở trong tiến trình rất nhanh trên đôi chân của mình, ‘chuẩn bị đứng lên, đầu ông nhướng về phía trước’, như Leonardo viết”.
Trong cuốn Leonardo da Vinci, ông Isaacson viết:
“Nhóm ba người thứ hai từ bên trái là Giu-đa (Judas), Phêrô (Peter), và Gioan (John). Với đen đủi và xấu xí và mũi quặm, Giu-đa nắm lấy trong tay phải của ông túi bạc mà ông đã được cho vì lời lứa sẽ phản bội Chúa Giêsu, mà những lời của Ngài thì hắn biết là đang nhắm về phía hắn. Hắn ngả người lại, gõ gõ trên bình muối (một nét rất rõ ràng trong những phiên bản đầu tiên nhưng không có trong bản hiện tại) trong một cử chỉ vốn trở nên hiển nhiên. Ông né ra khỏi Chúa Giêsu và được vẽ trong màu tối. Ngay cả thân xác ông co cụm và vặn vẹo, tay trái ông giơ ra với lấy miếng bánh buộc tội mà ông và Chúa Giêsu sẽ cùng chia sẻ...
Phêrô thì hung hãn và dễ nổi giận, chống khỉu tay về phía trước trong sự tức giận. “Thầy đang nói về ai thế?” ông hỏi. Ông dường như sẵn sàng hành động. Trong tay phải của ông là một con dao dài; mà sau đó trong đêm tối, ông đã chém đứt tai của tên đầy tớ vị thượng tế trong khi nỗ lực để bảo vệ Chúa Giêsu khỏi đám quân đến bắt Ngài.
Trái lại, Gioan thì thinh lặng, biết rằng ông không phải là người tình nghi; dường như ông buồn sầu nhưng lại chịu chấp nhận điều mà ông biết là ông không thể ngăn chặn. Theo truyền thống, Gioan được thể hiện là đang buồn ngủ hay dựa vào lồng ngực của Chúa Giêsu. Leonardo lại họa ông trong vài giây sau đó, sau lời tuyên bố của Chúa Giêsu, đang héo úa cách buồn sầu”.
Bức “Bữa Tiệc Ly Sau Cùng” là một hình ảnh đơn nhất, nhưng nó nói lên hoặc có thể được coi như là một trình thuật cảm xúc theo từng phút giây, một bức họa mà ngay cả những thời khắc tăm tối chưa xảy đến. Cuối cùng, chúng ta đi vào trung tâm.
“Chúa Giêsu, khi ngồi một mình ở giữa Bữa Tiệc Ly Sau Cùng, miệng Ngài vẫn hé mở nhẹ, đã hoàn tất việc thông báo. Những biểu hiện của những nhân vật khác thì thật căng, hầu như đã quá mức, như thể họ là những người chơi trong một cuộc thi. Nhưng sự thể hiện của Chúa Giêsu thì thanh thản và chấp nhận. Ngài nhìn bình thản, chứ không giận dữ”.
Từ bên phải của Chúa Giêsu là Tôma (Thomas), Gia-cô-bê Lớn (James) và Phi-líp-phê (Philip). Ông Tôma giơ ngón trỏ tay phải của mình lên. Đó là cử chỉ yêu thích nhất của Leonardo, nhưng đây cũng là người môn đệ sẽ sớm đòi hỏi đặt cùng một ngón tay vào cạnh sườn bị thương của Chúa Giêsu Phục Sinh. Leonardo đang đưa hết các thời khắc rời rạc lại với nhau.
Bộ ba sau cùng bên phải gồm Mát-thêu (Matthew), Ta-đê-ô (Thaddeus) và Simon. Họ đã ở trong một cuộc tranh luận nóng bỏng về điều mà Chúa Giêsu muốn nói. Nhìn vào tay phải co lại của Ta-đê-ô. Leonardo là bậc thầy về cử chỉ, nhưng ông cũng biết cách để làm cho những cử chỉ này ra nhiệm mầu, để người xem có thể tham gia vào. Có phải ông đang búng tay mình như thể để nói, “Tôi biết điều đó?” Có phải ông đang búng ngón tay cái của mình về phía Chúa Giêsu hay Giu-đa? Người xem không cảm thấy tồi tệ về việc bị bối rối; theo cách riêng của mình thì Mát-thêu và Ta-đê-ô cũng đang bối rối về điều vừa mới xảy ra, và các ông đang nỗ lực để tìm câu trả lời và hướng về phía Simon tìm kiếm những câu trả lời. Quay về phía Chúa Giêsu, Isaacson viết:
“Tay phải của Chúa Giêsu đang giơ ra hướng về một cái ly không đế đã có một phần ba là rượu nho. Trong một chi tiết sáng, ngón tay út của Ngài được nhìn xuyên qua chính cái ly. Tay trái của Ngài thì mở ra, cử chỉ cho một miếng bánh khác, một miếng bánh mà Ngài nhìn bằng đôi mắt thẫm buồn...
Cử chỉ và cái nhìn ấy tạo ra một thời khắc thứ hai chiếu tỏa từ từ trong trình thuật của bức họa: đó là thời khắc thiết lập Bí Tích Thánh Thể. Phần mô tả này phản chiếu ra bên ngoài từ Chúa Giêsu, bao gồm cả phản ứng trước sự tỏ lộ của Ngài là Giu-đa sẽ phản bội lại Ngài và việc thiết lập bí tích thánh của Ngài”.
Một điều kỳ diệu nhỏ là bức họa nổi tiếng nhất của Leonardo là bức Bữa Tiệc Ly Sau Cùng. Tất cả chúng ta đều ở trong đó! Vì, chẳng ai trong chúng ta lại không phản bội Chúa, ngay cả khi chúng ta ngồi ăn đồng bàn với Ngài? Và chúng ta đã chẳng dễ dàng nổi giận trước những thời khắc mới trên hành trình của chúng ta đó sao? Chúng ta chẳng phải là dễ bị tổn thương trước những vấn đề, ngay cả với dao, trong tay chúng ta vì chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết điều cần phải được thực hiện sao? Nhưng, như Gioan, đôi khi trong sự thân tình thẳm sâu với Chúa, chằng phải chúng ta được trao ban ân sủng để chấp nhận hết mọi điều phải xảy đến sao?
Và do đó có Chúa ở đó. Tập trung, bình an, chỉ về phía bí tích. Với đôi mắt của đức tin, người ta có thể nhìn qua những thứ bên ngoài và thấy thân mình và máu thật của Đức Kitô. Ngón tay của Ngài được thấy rõ qua chiếc ly.
Sfumatura. Đó là khi các màu sắc hòa vào với nhau. Đó là khi những thời khắc di chuyển. Và nó tồn tại ở nơi mỗi và hết mọi người chúng ta, những người vốn có phần trung tín, có phần bất trung. Chúng ta đang sống trong một thế giới mù mờ, nhưng đêm nay, Đức Kitô, ở trung tâm của thế giới này sẽ lôi kéo chúng ta về với chính Ngài và trao ban chính bản thân Ngài cho chúng ta. Ngài thực hiện điều này bằng lòng thương cảm lớn lao và một sự rõ ràng hoàn toàn.
Terrance W. Klein – Một linh mục Giáo Phận Dodge City và là tác giả cuốn Vanity Faith
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ America Magazine)
Post A Comment:
0 comments: