Navigation

Đức Giáo Hoàng Cầu Nguyện Với "Sự Xấu Hổ, Sám Hối, và Hy Vọng" Trong Chặng Đàng Thánh Giá

 
Vatican, 31/03/2018 (MAS) – Truyền Thống của Chặng Đàng Thánh Giá hay Via Crucis, được tổ chức tại Hí Trường Colosseum của Rôma vào Thứ Sáu Tuần Thánh, là một ngày khởi đi từ thời Đức Giáo Hoàng Benedict XIV vào thế kỷ 18. Nó được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI khởi sự lại vào năm 1964 và đã được các giáo hoàng kế nhiệm thực hiện lại từ đó.

Lời Nguyện của Đức Giáo Hoàng

Bài Suy Niệm 14 Chặng Đàng Thánh Giá năm nay được một nhóm các bạn trẻ biên soạn như là một phần chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục vào Tháng 10. Các chủ đề trải rộng từ di dân đến rao truyền Chúa Giêsu trên mạng Internet. Nhưng Chặng Đàng Thánh Giá tại Rôma theo truyền thống sẽ kết thúc bằng một lời cầu nguyện, được Đức Giáo Hoàng đọc và đặc biệt được viết cho dịp này, thường là bởi chính Đức Thánh Cha. Năm nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô chọn tập trung lời cầu nguyện của Ngài vào ba từ khóa: “xấu hổ, ăn năn và hy vọng”.

Xấu Hổ

Chúng ta có nhiều lý do để xấu hổ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cầu nguyện: vì sức mạnh chọn lựa và đồng tiền thay vì Thiên Chúa, vì yêu thích “tình thần thế gian thay vì vĩnh cửu”, vì để lại cho người trẻ “một thế giới bị xé nát bởi những chia rẽ và chiến tranh, một thế giới bị cắn xé bởi sự ích kỷ nơi mà người trẻ, người mỏng giòn, người đau yếu, người già cả bị gạt sang một bên”. Lời cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng gợi nên sự xấu hổ trên tất cả những ai “đang để cho chính bản thân họ bị cám dỗ bởi tham vọng và hư vinh”, gồm cả một số vị thừa tác trong Giáo Hội. Chúng ta cảm thấy xấu hổ, Ngài nói, “vì đã đánh mất cảm thức xấu hổ”.

Ăn Năn

Sự ăn năn của chúng ta, lời cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng tiếp tục, được trói vào sự chắc chắn là chỉ một mình Thiên Chúa mà thôi mới có thể cứu chúng ta khỏi sự dữ, khỏi “lòng hận thù, sự ích kỷ, sự kiêu căng, lòng tham, sự trả thù, ngẫu tượng”. Chỉ một mình Ngài mới có thể ôm lấy chúng ta và khôi phục cho chúng ta phẩm giá là con cái của Ngài. “Lòng sám hối ăn năn được sinh ra từ sự xấu hổ của chúng ta”, Ngài nói, “từ sự chắc chắn rằng tâm hồn chúng ta luôn vẫn không nghỉ yên cho đến khi nó ở trong Chúa, nguồn mạch duy nhất của sự chu toàn và bình an”. Lòng ăn năn xuất phát từ việc “ý thức về sự nhỏ bé của chúng ta, sự hư không của chúng ta, sự hư vinh của chúng ta” và để cho chúng ta được mời gọi hoán cải.

Hy Vọng

Mặt khác, niềm hy vọng “thắp sáng bóng tối của sự thất vọng của chúng ta”, vì chúng ta biết rằng thước đo duy nhất của tình yêu Thiên Chúa “là yêu mà không có sự đo lường”. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cầu nguyện rằng thông điệp của Tin Mừng có thể tiếp tục gợi hứng cho nhiều người, “khi biết rằng chỉ điều tốt mới có thể đánh bại sự dữ và sự hèn mạt, chỉ sự tha thứ mới có thể vượt thắng lòng hận thù và trả thù, chỉ có cái ôm huynh đệ mới có thể làm phân tán sự thù nghịch và sự sợ hãi người khác”. Niềm hy vọng này mở ra cho Giáo Hội mà, Đức Giáo Hoàng cầu nguyện, để tiếp tục trở thành một “khuôn mẫu của sự đại lượng không ích kỷ, một nơi an toàn của ơn cứu độ, và là một nguồn của sự chắc chắn và sự thật – bất chấp hết mọi nỗ lực để coi thường nó”.

Share
Banner

Post A Comment:

0 comments: